Nguyễn Đ́nh Đăng

 

Một thế giới khác

 

tưởng nhớ họa sỹ Mai Văn Hiến

 

 

Họa sỹ Mai Văn Hiến vẽ tranh Tết

( họa bút ch́ năm 1987 của Nguyễn Đ́nh Đăng)

 

“Một vũ trụ khác” là nhan đề buổi thuyết tŕnh của giáo sư Robert Laughlin (giải Nobel vật lư năm 1998) [1] tại viện Nghiên cứu Vật lư và Hóa học (RIKEN) [2] chiều nay. GS Laughlin không đi sâu vào chuyên môn, mà tŕnh bày những suy nghĩ mang tính triết học của ông về các định luật tự nhiên trong vũ trụ. Ông không hề chiếu một phương tŕnh vật lư hay công thức toán học nào lên màn ảnh, mà chỉ cho xem … các biếm họa do chính ông vẽ để minh họa. Đó là một trong những yếu tố khiến buổi thuyết tŕnh của ông có sức lôi cuốn đặc biệt.

 

Vâng, các h́nh vẽ dí dỏm như có ma lực đẩy con người xích lại gần nhau. Đây có lẽ cũng là lư do v́ sao những người “ngoại đạo” dễ lên tiếng phán xét về hội họa hơn là về khoa học. Phải chăng người ta có xu hướng cho rằng hễ cái ǵ có thể được nh́n thấy bằng mắt thường tất có thể và phải dễ dàng hiểu được mà không cần nhiều kiến thức uyên bác?

 

Tôi suy nghĩ lan man như vậy trên đường quay về pḥng làm việc của ḿnh sau buổi thuyết tŕnh của GS Laughlin. Lướt qua trang web điểm báo trong nước trước khi tiếp tục các tính toán dang dở, tôi bỗng lặng người khi đọc bài “Lại vắng đi một khuôn mặt hội họa” đăng trên báo Lao Động để nhận cái tin họa sỹ Mai Văn Hiến vừa đột ngột ra đi.

 

Vũ trụ này có vẻ như đă được sắp đặt từ trước bởi một đấng vô h́nh nào đó, v́ thường có những sự trùng hợp lạ kỳ. Như hôm nay đây buổi thuyết tŕnh đầy h́nh biếm họa của GS Laughlin trước đó một giờ rưỡi đồng hồ đă như một khúc dạo đầu cho cái tin ra đi của ông Hiến, một họa sỹ nổi tiếng một phần v́ các h́nh minh họa dí dỏm, v́ những bức sơn dầu như những bài thơ về cuộc chiến tranh, một người có lối nói chuyện lôi cuốn không thua ǵ vị GS người Mỹ đă đoạt giải Nobel kia. Và c̣n cái tên của buổi thuyết tŕnh hôm nay nữa: “Một vũ trụ khác”, tuy nó không liên quan ǵ đến lẽ sinh tử của một con người, nhưng đối với tôi lúc này, nó bỗng dưng vang lên như hồi chuông ngôn ngữ báo hiệu người mà tôi vốn coi như một người bác đồng thời là một người bạn đă từ bỏ thế giới này để đi sang thế giới bên kia, một thế giới khác, thậm chí có thể là một vũ trụ khác.

 

* * *

 

Tôi được gặp họa sỹ Mai Văn Hiến lần đầu tiên vào năm 1985, khi công cuộc đổi mới bắt đầu. Năm đó tôi vừa từ Liên Xô trở về, và muốn được quen biết các họa sỹ trong nước v́ tôi cũng vẽ vời đôi chút trong thời gian học tại Nga, đă có một số triển lăm cá nhân, và được một vài tờ báo ở Moscow nhắc đến. Hai họa sỹ đầu tiên mà tôi có hân hạnh được gặp là họa sỹ Mai Văn Hiến và Bùi Xuân Phái. Tôi c̣n nhớ khá rơ ngày tôi tới hội Nghệ sỹ Tạo h́nh Việt Nam (nay là hội Mỹ thuật Việt Nam) để gặp ông Hiến. Biết phố nhà tôi ở cạnh phố nhà ông, chỉ đi bộ vài bước là tới, ông mời:

 

-         Lúc nào rỗi tới nhà Hiến chơi!

 

Vài hôm sau tôi tới thăm ông. Đó là một buổi tối mất điện. Ông ngồi cạnh bàn nước trong ánh đèn dầu vàng vàng run rẩy. Căn pḥng nhỏ hẹp, bày biện đơn sơ, không có tranh treo trên tường, không có toile đang vẽ chưa xong bày trên giá vẽ, thậm chí đến cả giá vẽ cũng không có nốt. Căn pḥng hoàn toàn không giống một studio của một họa gia tên tuổi như ông. Tôi nhớ hồi c̣n bé, có lần tôi được dẫn đến xưởng vẽ của một họa sỹ thời thượng ở Hà Nội: một ṭa nhà trắng 3 tầng, pḥng khách rộng mênh mông, ghế salon bọc da ngồi lút đít không muốn đứng lên nữa, những bức sơn mài khổng lồ vẽ Chùa Một Cột được chủ nhân quảng cáo là đă được ông đắp bao nhiêu vàng lá lên trên. So với studio đó th́ căn pḥng của người đă vẽ nên một trong những mẫu giấy bạc đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa chỉ giống như cái góc của một nhà kho. Bao nhiêu năm trôi qua sau nàỵ, kể cả sau khi Việt Nam trao tặng ông giải thưởng Nhà nước, căn pḥng đó vẫn hầu như không thay đổi. Ông vui vẻ bắt tay tôi và bắt đầu câu chuyện như sau:

 

-         Xin lỗi anh bạn trẻ nhé, Hiến không có tranh cho cậu xem. Tranh bán hết rồi!

 

Lối nói chuyện của ông khiến tôi thỉnh thoảng lại phải phá lên cười, c̣n ông th́ vẫn không hề biến sắc mặt. Người ta nói đó là nghệ thuật của những người có tài hài hước. Tuy xấp xỉ tuổi cha tôi, tính ông vẫn rất trẻ trung. Có họa sỹ hơn tôi chưa tới 10 tuổi nhưng luôn gọi ông là “anh Hiến” xưng “em”. Ông chấp nhận tất. Ông giới thiệu tôi với một họa sỹ khác như sau:

 

-         Ngày mai Bảo tàng Mỹ thuật khai mạc triển lăm trại sáng tác Đại Nải. Hiến sẽ giới thiệu cậu với một cậu này, cũng học ở Liên Xô về đấy, vẽ “nuưt” [3] hay lắm.

 

Nói rồi ông uốn bàn tay với những ngón tay đẹp và dài, bắt chước thế cầm hoa khá …đặc biệt của cô người mẫu khỏa thân trong bức sơn dầu “Ḥa b́nh” của họa sỹ Lê Huy Tiếp. Thế là qua ông, tôi và anh Tiếp đă trở thành những người bạn. Sau này, trong mỗi chuyến tôi về thăm nhà, hai người đầu tiên mà tôi tới thăm bao giờ cũng là cụ Hiến và anh Tiếp.

 

Một trong những kỷ niệm mà tôi trân trọng là những buổi uống rượu ngắm tranh tại nhà tôi những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Hồi đó mỗi khi vẽ xong một bức tranh to tôi thường tổ chức một buổi gặp mặt nhỏ và mời một số họa sỹ quen biết tới ngắm tranh, uống rượu, và bàn luận. Những vị hay lui tới là cụ Hiến, cụ Phái và anh Tiếp. Ngoài ra c̣n một số vị khác. Nhiều khi cuộc chuyện tṛ trở nên rất sôi nổi và kéo dài tới … nửa đêm. Có lần tại điểm cao trào, trong khi than phiền về chất lượng hội viên hội NSTH Việt Nam, một họa sỹ tên tuổi nói:

 

-         Theo tôi, chỉ nên giữ lại 50% số hội viên hội NSTH Việt Nam hiện nay! (Lúc đó toàn hội chỉ có khoảng 500 hội viên, tức chỉ bằng 1/3 số hội viên hiện nay).

 

Cụ Hiến trả lời ngay:

 

-         Trong 50% được giữ lại ấy có Hiến đấy nhé!

 

Nói rồi ông quay sang phía tôi hóm hỉnh nháy mắt. Tôi không nghe thấy ông chỉ trích ai nặng lời bao giờ. Phê b́nh nặng nhất của ông đối với một họa sỹ tôi nhớ đại loại là “cũng lăng nhăng thôi mà”.

 

Ngày tôi nộp đơn vào hội NSTH Việt Nam, họa sỹ Mai Văn Hiến và Bùi Xuân Phái là hai người đă đứng ra giới thiệu tôi. Xem hồ sơ gia nhập hội của tôi, họa sỹ Vũ Huyên, lúc đó trực ở văn pḥng hội, nói to: “Được hai “mét” [4] giới thiệu thế này th́ xứng đáng quá chứ c̣n ǵ nữa!” Đời người quả thật không được đo bằng độ dài của những năm đă sống, mà bằng những giờ phút hạnh phúc hiếm hoi người ta có được trong những tháng năm ngắn ngủi đó. Khi có một quư bà hỏi GS Laughlin trong một bữa tiệc sang trọng rằng có phải giờ phút ông được tin ḿnh đọạt giải Nobel là giờ phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời ông không, ông trả lời: “Khôôông!!! Giờ phút hạnh phúc nhất đă đến với tôi lúc tôi 20 tuổị. Chuyện đó đă xảy ra trên một băi tắm, nhưng t́nh tiết của nó như thế nào th́ tôi không thể kể cho bà được!” Quả thật, tôi luôn coi việc được cụ Hiến và cụ Phái giới thiệu vào hội Mỹ thuật Việt Nam là một trong những vinh dự trong cuộc đời nghệ thuật của tôi.

 

* * *

 

Thế rồi ông bị tắc tĩnh mạch chân, không đi lại được, chỉ ngồi trên giường. Về nước công tác, ghé thăm ông, tôi thấy ông gày và già đi nhiều. Duy chỉ có ánh mắt tinh anh, nụ cười hóm hỉnh, và lối nói chuyện hài hước của ông th́ có vẻ vẫn không thay đổi.

 

Đầu năm nay mẹ tôi nhắn tin “cụ Hiến bị sưng phổi, phải nhập viện, sợ khó qua khỏi”. Nhưng sau đó ít lâu tôi được báo là ông đă xuất viện về nhà. Tôi nuôi hy vọng sẽ lại được gặp ông và rước ông đến xem triển lăm “Những tầm nh́n từ Nhật Bản” mà chúng tôi sẽ tổ chức cùng với 12 nghệ sỹ Nhật Bản vào tháng 11 này tại Hà Nội. Chắc ông sẽ vui lắm. Nào ngờ cái tin trên báo Lao Động ngày hôm nay đă làm dự định của tôi sụp đổ tan tành.

 

Có một điều lạ là khi hàn huyên với nhau, chúng tôi ít nói về nghề nghiệp hội họa. Có nhiều điều người ta chỉ có thể cảm thấy bằng trực giác mà không cắt nghĩa hay bắt chước được. Có người nói cho dù công nghệ hiện đại có sáng chế ra một video-camera cực siêu đi chăng nữa để có thể thu lại toàn bộ cử động của mười ngón tay của Horowitz [5] khi ông chơi piano, rồi quay chậm lại để phân tích, bắt chước y hệt, cũng không thể tái tạo được những âm thanh kỳ diệu của Horowitz. Nghệ thuật là một thế giới khác với thế giới chịu sự chi phối của các định luật vật lư trong vũ trụ mà GS Laughlin có nhắc tới trong buổi thuyết tŕnh của ḿnh. Nghệ thuật là tiếng nói của nhân cách của một nghệ sỹ. Cứ mỗi lần nghĩ về nhân cách trong nghệ thuật, ông Hiến lại hiện lên trong tôi với nụ cười hóm hỉnh, cái nh́n bao dung, và một bộ óc rộng mở để nhẹ nhàng chấp nhận kể cả những ǵ mà nhiều người cực đoan coi là chướng tai gai mắt.

 

Tôi thấy buồn v́ thế giới này đă mất đi một nhân cách như vậy.

 

 

Tokyo, 10/5/2006

 

 

Chú giải:

 

[1] Robert Laughlin (sinh năm 1950) – nhà vật lư lư thuyết Mỹ, đoạt giải Nobel năm 1998 (cùng với H.L. Störme và D.C. Tsui) v́ đă giải thích được hiệu ứng Hall lượng tử phân số.

[2] RIKEN - viện nghiên cứu quốc gia hàng đầu của Nhật Bản và thế giới, có cơ sở trung tâm tại thànhg phố Wako, ngoại ô Tokyo, nhiều chi nhánh tại Nhật, một chi nhánh tại Hoa Kỳ và một chi nhánh khác tại Anh.

[3] nuưt – khỏa thân nữ (phiên âm từ tiếng Pháp: “nude”)

[4] mét - bậc thầy (phiên âm từ tiếng Pháp: “maître”)

[5] Vladimir Horowitz (1904 – 1989) - người Nga-Mỹ gốc Do Thái, được coi là một trong những nghệ sỹ dương cầm đại nhất của thế kỷ 20.