Dịch sai hay xuyên tạc bản gốc?
Nguyễn Đình Đăng
Vietnamnet
vừa cho đăng bản dịch của Phương Thảo về bà Thái Thị Liên tại
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/11207/bao-my-viet-chuyen-me-con-dang-thai-son.html
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/11395/me-dang-thai-son–92-tuoi–ke-chuyen-doi.html
Đây
là bản dịch từ bản gốc bài
“Vietnam matriarch,
now 92, spreads piano culture” (Nữ chúa Việt Nam 92 tuổi truyền bá văn hóa
piano) của tác giả Margie Mason (The Associate Press) đăng tại Washington Post
ngày 23/2/2011, tại đường link
và tại một số trang
báo (mạng) khác như
http://www.washingtontimes.com/news/2011/feb/23/vietnam-matriarch-now-92-spread-piano-culture/
http://www.boston.com/ae/music/articles/2011/02/27/vietnam_matriarch_now_92_spread_piano_culture/
http://www.austin360.com/music/vietnam-matriarch-now-92-spread-piano-culture-1276692.html
Vietnamnet đã tự ý
đổi đầu đề, không đề tên tác giả bài viết. Điều này thể hiện thái độ không tôn
trọng nhân vật được nói đến trong bài là bà Thái Thị Liên và tác giả của bài
viết, chưa nói tới vi phạm quyền tác giả.
Chúng ta nên hiểu
một sự thật đơn giản rằng, giả sử Việt Nam không có một Đặng Thái Sơn đi chăng nữa, bà Thái Thị Liên vẫn là
người truyền bá văn hoá piano tại Việt Nam, lập nên khoa piano tại trường âm
nhạc Việt Nam, nay là học viện âm nhạc quốc gia Hà Nội. Còn nếu không có bà
Thái Thị Liên thì chắc chắn không
có Đặng Thái Sơn, vì bà Liên là mẹ của Đặng Thái Sơn.
Ngoài những từ dùng
sai, ví dụ nơi sơ tán thì dịch thành nơi tị nạn, đã được một số bạn đọc đọc góp
ý, bản dịch đã dịch sai thậm chí cố tình xuyên tạc nhiều chỗ của bản gốc. Dưới
đây là vài thí dụ.
1) “Son said it
was remarkable that the regime ever allowed him to study in Moscow after being
discovered in the village by a visiting Soviet piano teacher. After all, his
father had switched loyalties during the war, becoming an anti-communist
dissident unpopular with Hanoi’s leaders.”
Nguyên văn:
“Sơn nói rằng
đáng chú ý là chế độ đã cho anh sang học tại Maxcơva sau khi anh được một thầy
giáo Xô-Viết phát hiện (tại nơi sơ tán) trong làng, cho dù cha anh đã thay đổi
lòng trung thành trong chiến tranh, trở thành một người chống cộng bất đồng
chính kiến, làm mất lòng giới lãnh đạo tại Hà Nội.”
Còn bản dịch tại
Vietnamnet thì dịch là:
“Đặng Thái Sơn
cho biết đó là điều đáng trân trọng, vì sau chuyến viếng thăm của giáo viên
Xô-Viết dạy piano tới ngôi làng anh đang tạm trú, nghe anh chơi đàn, phát hiện
ra tài năng, anh đã được chính quyền gửi đi du học tu nghiệp tại Mat-xcơ-va. Dù
trước đó, cha anh phản bội lại Cách Mạng, trở thành một người chống Cộng, làm mất
lòng nhân dân, bất đồng chính kiến với lãnh đạo Hà Nội.”
Trong tiếng Anh:
“Unpopular with
Hanoi’s leaders” = “Làm
mất lòng giới lãnh đạo Hà Nội” không đồng nghĩa với “làm mất lòng nhân dân”.
2) “She has lived
a life of luxury. She began studying piano at age 4 as the daughter of
Vietnam’s first Western-trained engineer, a man who allowed his children to
speak only French in the former southern city of Saigon, now called Ho Chi Minh
City. She rubbed shoulders with the likes of Pablo Picasso and other
pro-Communist figures in Paris, and later became Vietnam’s first woman to
graduate with an overseas music degree from the Prague Conservatory, in what
was then Czechoslovakia.”
Nguyên văn:
“Bà từng có một
cuộc sống xa hoa. Bà bắt đầu học piano lúc lên 4, là con gái của kỹ sư Việt Nam
đầu tiên được đào tạo tại phương Tây, một người cho phép con cái mình chỉ được
nói tiếng Pháp, tại thành phố ở miền nam trước kia có tên Sài Gòn, và nay là
được gọi là thành phố Hồ Chí Minh. Bà đã từng sánh vai với những người như
Pablo Picasso và những nhân vật thân cộng khác tại Paris, và sau này bà đã trở
thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên có bằng tốt nghiệp âm nhạc nước ngoài từ
nhạc viện Prague tại một nước khi đó có tên gọi là Tiệp Khắc.”
Trong khi đó bản
dịch tại Vietnamnet dịch là:
“Bà có một tuổi
thơ sung sướng tại thành phố Sài Gòn. Bà bắt đầu học piano từ năm 4 tuổi và là
con gái của kỹ sư người Việt được đào tạo tại phương Tây. Cụ thân sinh ra bà
khuyến khích con cái nói tiếng Pháp và yêu thích nghệ thuật (các bức tranh của
Picasso) cũng như chơi đàn dương cầm. Khi trưởng thành, bà trở thành người phụ
nữ đầu tiên của Việt Nam tốt nghiệp xuất sắc tại Học viện âm nhạc Praha tại
Cộng hòa liên bang Séc.”
Trong tiếng Anh:
“rubbed
shoulders with the likes of Pablo Picasso” = “sánh
vai với những người như Pablo Picasso” (vì Picasso lúc đó thân cộng) không đồng nghĩa với “yêu
thích nghệ thuật (các bức tranh của Picasso)”.
“allowed his
children to speak only French” =”cho phép con cái mình chỉ được nói tiếng Pháp” (tức không được nói tiếng Việt) không
đồng nghĩa với “khuyến khích con cái nói tiếng Pháp”.
“graduate with
an overseas music degree”
= “có bằng tốt nghiệp âm nhạc nước ngoài” không đồng nghĩa với “tốt nghiệp xuất sắc”.
3) “She spent
the next three months being fully indoctrinated at a re-education camp, the
place where she first met Ho Chi Minh and Gen. Vo Nguyen Giap, the architect of
Vietnam’s military campaigns against the French and later the Americans (…).
‘It was very
difficult,’ she said, her eyes staring at the floor of her upscale lakeside
apartment. “I don’t want to remember this time.”
Nguyên văn:
“Bà đã sống ba
tháng tiếp theo và đã được chỉnh huấn toàn diện tại một trại cải tạo, nơi lần
đầu tiên bà đã gặp Hồ Chí Minh và Tướng Võ Nguyên Giáp, nhà kiến thiết cuộc
kháng chiến của Việt Nam chống lại Pháp, và sau này là kháng chiến chống Mỹ (…)
‘Thời đó rất khó
khăn’, bà nói trong khi nhìn xuống sàn căn hộ cao cấp của bà tại khu ven hồ.
‘Tôi không muốn nhớ lại thời đó.’ “
Trong khi đó, bản
dịch tại Vietnamnet dịch là:
“Ba tháng tiếp
theo, bà vẫn sống trong căn cứ bí mật, nơi lần đầu tiên bà gặp Chủ tịch Hồ Chí
Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà quân sự đại tài của Việt Nam – những con người
kiệt xuất đã lãnh đạo quân dân ta chiến thắng 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và
sau này là chống Mỹ.”
(Đoạn cuối đã bị
cắt hẳn)
Trong tiếng Anh:
“being fully
indoctrinated at a re-education camp” = “được chỉnh huấn toàn diện tại một trại cải tạo” dù có dịch theo kiểu gì cũng không
thể đồng nghĩa với “sống trong căn cứ bí mật”.
Bản tiếng Anh gọi
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “kiến trúc sư của kháng chiến” chống Pháp và Mỹ,
trong khi bản dịch tiếng Việt đã chuyển ngữ thành “nhà quân sự đại tài của Việt
Nam”, và gộp Hồ Chí Minh với Võ Nguyên Giáp thành “những con người kiệt xuất đã
lãnh đạo quân dân ta…”
4) “The
matriarch performed her last solo concert just five years ago – when she was 87
– inside Hanoi’s elegant French colonial opera house. And her legacy lives on,
with about 1,800 students now enrolled at the music school where some 200
lecturers teach.”
có nghĩa là:
“Nữ chúa đã
trình diễn buổi hoà nhạc độc tấu cuối cùng của bà mới 5 năm về trước – khi bà
87 tuổi – tại nhà hát Hà Nội mang phong cách tao nhã thời thuộc địa Pháp. Và di
sản của bà vẫn sống, với khoảng 1800 học sinh hiện theo học tại trường nhạc nơi
có khoảng 200 giáo viên đang giảng dạy.”
Đoạn này đã bị Phương Thảo dịch bừa thành:
“Bà Liên đã thực
hiện buổi hòa nhạc solo 5 năm trước tại Nhà hát lớn khi bà 87 tuổi, với sự hiện
diện của khoảng 1.800 học sinh đang theo học tại Học viện quốc gia âm nhạc cùng
200 giảng viên giảng dạy. Huyền thoại mang tên bà còn sống mãi.”
*
Cuối cùng, trong
khi bản thân bà Thái Thị Liên và Đặng Thái Sơn đều rất nhún nhường: “Ồ
không, hiện nay Sơn là thầy dạy của tôi!” (..). Sơn ngắt lời: “Chúng tôi chơi
đàn cho nhau nghe”,
thì Vietnamnet đã phong cho Đặng Thái Sơn làm [“Người thầy” của mẹ] mình. Cách
đặt phụ đề như vậy biểu hiện một sự tùy tiện mang tính xúc phạm, bởi Vietnamnet
đâu có cả thẩm quyền lẫn trình độ chuyên môn để tấn phong thầy – trò trong piano chuyên nghiệp?
Tokyo, 6/3/2011