Cuộc triển
lăm dài nhất của
tôi
“Cái cớ duy nhất để làm ra
một thứ vô dụng là v́ ta ngưỡng mộ nó sâu sắc.
Toàn bộ nghệ thuật
là vô dụng.”
Oscar Wilde (1854 – 1900)
Đại văn hào
Nga Lev Tolstoy từng viết rằng nghệ thuật là một
trong những phương thức giao tiếp của con
người với nhau [1]. Tôi cho rằng
đó là một trong những phương thức giao tiếp
có sức thuyết phục nhất.
Hồi c̣n là sinh viên ở
Maxcơva, tôi thường kư họa chân dung những người
xung quanh từ các bạn cùng học, các bà gác cổng kư túc
xá đến các công nhân nhà máy, nơi tôi lao động kiếm
thêm tiền trong kỳ nghỉ hè. Tất cả
họ đều trở nên rất cởi mở với tôi chỉ
sau 20 phút, khi nh́n thấy chân dung của ḿnh hiện ra trên giấy.
Tôi thích
làm các cuộc triển lăm tranh cá nhân một phần cũng
v́ thế. Đây
là dịp chẳng những tôi “tŕnh làng” được các
tác phẩm mới nhất của ḿnh, mà c̣n được
hân hạnh tiếp xúc với những con người rất
lư thú. Với hơn 30 năm vẽ tranh,
tôi cũng đă có nhiều triển lăm cá nhân. Dài nhất trong số đó, tới 2 tháng, là triển
lăm “Niềm vui sướng của trí tưởng tượng”
[2] - nội dung chính của bài viết này.
* * *
Nước
Nhật là một đất nước dân chủ thực
sự. Quyền tự do
biểu hiện được tôn trọng đặc biệt.
Hiến pháp của Nhật nghiêm cấm kiểm
duyệt [3]. Nhà nước không can thiệp vào văn
học nghệ thuật. V́ thế không hề có bất cứ một
cơ quan văn hóa tư tưởng nào được lập
ra để “hành” các văn nghệ sĩ. Các hội văn học nghệ thuật
của Nhật đều là tư nhân, nhiều như nấm
sau mưa rào, và không hề hoạt động dưới
sự lănh đạo của bất cứ đảng phái
chính trị hoặc cơ
quan nhà nước nào. Triển lăm tranh, tượng, video-art, sắp đặt, tŕnh
diễn, biểu diễn nghệ thuật, hoà nhạc,
xuất bản sách báo v.v. không hề phải xin phép ai hết.
Chỉ sự thỏa thuận giữa văn
nghệ sĩ với chủ gallery, nhà hát, nhà xuất bản
là đủ.
Ở
Nghề chơi cũng
lắm công phu. Một số bảo tàng mỹ thuật lớn
như Bảo tàng mỹ thuật trung ương Tokyo (Tokyo
Metropolitan Art Museum) thường cho các hội mỹ thuật
thuê pḥng để làm triển lăm tập thể hàng năm, tiếng Nhật gọi là koboten. Những triển lăm này thường khá lớn, chiếm
2 – 3 tầng, mỗi tầng có diện tích sàn tới vài
trăm m2. Triển lăm thường kéo dài hai tuần lễ, với
hàng trăm bức tranh khổ lớn (khoảng từ 1.6m
x 1m trở lên). Người tham dự phải nộp 150 –
200 USD lệ phí nếu không phải là hội viên. Số tiền
này không được hoàn lại kể cả khi tranh không
được chọn. Tranh của hội viên không cần
phải qua tuyển
chọn. Tranh của các tác giả chưa phải
là hội viên phải được sự tuyển chọn
của các hội viên. Không hề có hội đồng nghệ
thuật cho những cuộc tuyển chọn như vậy,
mà tất cả hội viên, khoảng 100 – 200 người,
đều được quyền tham gia chọn tranh bằng
cách giơ tay biểu quyết công khai. Hội viên không phải nộp lệ
phí triển lăm v́ đă phải đóng hội phí hàng năm
gấp ba lần lệ
phí. Không có hy vọng làm triển lăm cá nhân tại bảo
tàng mỹ thuật trừ phi bạn là Picasso, Dalí, Jasper
Jones, Jackson Pollock, hay … may mắn có tranh bán vài trăm ngàn USD
tại nhà đấu giá Sotheby hoặc Christie.
Galleries mỹ thuật
ở
Lựa chọn c̣n lại
là triển lăm cá nhân tại các nhà hàng.
* * *
Tôi làm triển lăm cá
nhân lần đầu tiên tại Nhật vào tháng 10 năm
2001. Triển lăm được tổ chức tại pḥng
triển lăm của trung tâm văn hóa thành phố Wako - tỉnh
Saitama [4].
Buổi khai mạc có khoảng 100 khách tới dự. Một
người đàn ông đứng tuổi, ăn vận rất
nghệ sĩ, tới gặp tôi và tự giới thiệu.
Ông là một nhiếp ảnh gia gốc Hoa, quốc
tịch
Cuộc
sống ở
Ṭa nhà Dentsu,
(ảnh của tác giả)
Sau khi bước vào
bên trong ṭa nhà Dentsu, khách đi thang máy thẳng lên sky restaurants (nhà hàng trên
trời) tại tầng 46 và 47. Thang chạy theo một
đường ống bọc kính, từ trong có thể
nh́n rơ toàn bộ quang cảnh thành phố, các toà nhà đang tụt
xuống phía dưới theo tốc độ đi lên vùn vụt
của thang máy. Lên đến tầng thứ 47 khách có cảm
giác như đang ở trên đỉnh của thế giới.
Tôi nhớ đến cái lần trèo lên nóc ṭa tháp đôi ở
BiCE (phát âm: bi-che) là cách gọi
thân mật tên bà Beatrice Ruggeri - người đă sáng lập
ra BiCE restaurant vào năm 1926. Đầu tiên đó chỉ là
một quán ăn nhỏ ở Milano nơi bà Beatrice trổ
tài nấu nướng của ḿnh thết đăi bạn bè.
Bà và các anh chị em của ḿnh tự tay bưng bê phục
vụ thực khách. Ngày nay BiCE là một tập đoàn với
các nhà hàng sang trọng tại 22 thành phố lớn ở Bắc
Mỹ, Mỹ La tinh, châu Âu, châu Á và Trung Đông. BiCE Tokyo
được mở 14 năm trước nhưng ở một
địa điểm khác. Cách đây 4 năm, ngay sau khi khu
Shiodome được khánh thành, nhà hàng chuyển đến
Caretta Shiodome. Nhà hàng có 130 chỗ ngồi và một
đội ngũ khoảng 40 nhân viên phục vụ, toàn các nam thanh nữ
tú, nói
được ít nhất 2 thứ tiếng Nhật và
Anh. Giám đốc điều
hành của BiCE Tokyo, Angelo Visigalli (ngoài 30 tuổi) và 4 đầu
bếp, cũng trạc tuổi anh ta, là người Milano
chính hiệu. V́ thế bầu không khí ở BiCE Tokyo rất
đặc biệt: vừa tôn ti trật tự kiểu Nhật
lại vừa vui vẻ tài tử kiểu Ư, nhưng tựu
trung đều rất lịch sự và cao cấp. Dưới
đây chỉ là một số tiểu tiết:
-
Các
khăn trải bản đều được hồ, là
ủi phẳng phiu và thay mới mỗi khi khách đến;
-
Các
món đồ ăn được tŕnh bày rất đẹp
đựng trong những chiếc đĩa rộng, món kế
tiếp được người phục vụ đem
đến đúng vào lúc khách đă dùng xong món trước
đó;
-
Những
người phục vụ đứng từ xa quan sát
để nếu khách cần ǵ là tiến tới phục vụ
ngay. Tất cả, từ giám đốc điều hành
đến đầu bếp và các nhân viên phục vụ,
đều vui vẻ trả lời bất cứ câu hỏi
ǵ của thực khách. Không thấy họ nhăn nhó hoặc
tỏ thái độ ngao ngán trước mặt khách bao giờ,
cho dù đó là buổi đông khách hoặc vắng khách.
-
Khi
một nhóm nhiều khách đi ăn cùng nhau, nhưng thanh
toán tiền riêng, mỗi
người nhận được một hóa
đơn đúng chỗ ngồi của ḿnh mà không hề bị
nhầm lẫn hóa đơn người này sang chỗ
người kia.
Ngoài chất lượng
phục vụ cao cấp, đồ ăn xứ Milan thứ
thiệt, thực phẩm, rượu vang được
nhập từ Italia, BiCE Tokyo c̣n nổi tiếng và đắt
khách v́ vị trí rất đặc biệt của nhà hàng
này: cao 200 m cách mặt đất. Từ chỗ ngồi ăn trong nhà hàng, thực khách có thể nh́n
qua cửa kính xuống toàn bộ quang cảnh phần quay
ra vịnh của thành phố
Italia nổi tiếng
hoàn cầu không chỉ v́ có đồ ăn ngon, phong cảnh
đẹp, mà có lẽ trước hết đó là một
đất nước của nghệ thuật. Người
Italia từ khi lọt ḷng, được bế đến
nhà thờ làm lễ rửa tội, đă được
bao bọc bởi nghệ thuật v́ mỗi nhà thờ ở
Italia thực sự là một bảo tàng mỹ thuật với
nhiều bích họa cổ trên tường, đồng thời
c̣n là một pḥng ḥa nhạc với tiếng nhạc du
duơng âm u của đại phong cầm và lời hát mê hồn
từ dàn đồng ca. Có lẽ cũng v́ vậy mà cách
đây 2 năm, Angelo Visigalli đă đi đến quyết
định biến các bức tường cao 4 m và không gian tràn trề ánh sáng của nhà
hàng BiCE Tokyo thành một nơi trưng bày tác phẩm hội
họa, điêu khắc và nhiếp ảnh của các nghệ
sĩ hiện nay.
Phần tường dùng để treo
tranh tại nhà hàng có chiều dài tổng cộng tới
hơn 60 m. BiCE Tokyo vốn
đă hấp dẫn nay lại càng hấp dẫn hơn.
Khi
Benjamin Lee giới thiệu tôi với Angelo tại BiCE
-
Tiêu
chuẩn duy nhất: đó là những tác phẩm mà tôi thích!
– Anh ta trả lời.
Các chi tiết tiếp
theo lại c̣n thú vị hơn. Một khi Angelo Visigalli đồng
ư mời một nghệ sĩ triển lăm tại BiCE, nhà
hàng không thu bất cứ một khoản tiền nào từ
nghệ sĩ,
và cũng không lấy bất cứ phần trăm nào từ
tiền bán tác phẩm. Hơn nữa nhà hàng c̣n
-
chi
phí in ấn toàn bộ thiếp mời, và poster quảng cáo
triển lăm;
-
chi
phí và tổ chức tiệc khai mạc;
-
bao
ăn trưa hoặc ăn tối cho 15 khách mời của
tác giả. Ngoài 15 khách này, các khách của tác giả đến
xem triển lăm được ăn trưa với giá
ưu tiên, tức là rẻ hơn giá chính thức;
-
phục
vụ đồ uống (các loại cà-phê, rượu,
cocktail, v.v.) miễn phí cho khách đến xem triển lăm;
Lẽ dĩ nhiên, tác giả (và đôi khi cả
vợ con) luôn là khách của nhà hàng, tức là được ăn uống
miễn phí trong thời gian triển lăm.
Khi tôi đưa cho
Angelo xem cuốn vựng tập “Niềm vui sướng của
trí tưởng tượng” in 28 bức tranh sơn dầu
của tôi, anh ta vừa lật mấy trang liếc qua
đă lập tức thốt lên:
-
Đây
chính là cái tôi thích!
Mọi việc tiếp
theo diễn ra trôi chảy. Chúng tôi lên kế hoạch triển
lăm cá nhân tranh của tôi tại BiCE
bắt đầu vào tháng 10 năm 2005. Theo thông lệ
của BiCE Tokyo, triển lăm kéo dài 2 tháng. Treo tranh ǵ và gọi tên tranh như
thế nào hoàn toàn do tôi quyết định. Angelo chỉ
lưu ư tôi treo những bức “nhạy cảm” … xa xa bàn
ăn để đề pḥng “nhỡ quư bà nào đi cùng cô
con gái nhỏ - đến để ăn chứ không phải
để xem tranh - phản ứng”. Với thái độ
tôn trọng nghệ sĩ của một người hiểu
biết, anh ta đưa ra đề xuất này khá rụt
rè, sau khi đă rào trước đón sau. C̣n tôi, người
vốn đă từng bị buộc phải xóa chi tiết
trong một bức họa của ḿnh, và đổi tên gọi
một bức họa khác để được treo (ở
Hà Nội), dĩ nhiên dễ dàng chấp nhận yêu cầu
của Angelo.
* * *
Hai hôm trước ngày
khai mạc tôi thuê hăng ToBi (Tokyo Bijutsu = Mỹ thuật
Triển lăm “Niềm
vui của trí tuởng tượng” khai mạc chiều ngày
8 tháng 10 năm 2005. Đây không phải là tiệc khai mạc
đông nhất trong các triển lăm cá nhân của tôi,
nhưng có lẽ đẹp và sang trọng nhất. Khách dự
tiệc khai mạc được an tọa tại các bàn 4 chỗ
ngồi kê sát cửa kính nh́n xuống
vịnh. Hôm đó thời tiết cũng tốt. Lúc bắt đầu trời quang đăng, nên từ
trên cao có thể thấy rơ toàn phong cảnh vịnh
Bạn bè của tôi có
một số họa sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh,
đồng nghiệp cùng làm trong viện nghiên cứu vật lư và hóa học Nhật Bản (RIKEN). Các nguyên mẫu trong tranh của tôi là vợ,
con trai tôi, và cô bạn gái của nó, tất nhiên cũng tới
dự. Con trai tôi c̣n làm luôn nhiệm vụ phiên dịch lời
phát biểu của tôi từ tiếng Anh sang tiếng Nhật
v́ trong số khách khứa chỉ có một số là hiểu
được cả 2 thứ tiếng nói trên. Ngoài các bạn
của ḿnh, tôi được làm quen với một số
khách mới. Đó là cô người mẫu cao 1m82 người
Brazil bạn của Benjamin, một nhà buôn tranh người
Do Thái có biệt hiệu Johnnie Walker [5], hai họa
sĩ trẻ người Pháp vừa chân ướt chân ráo tới
Tokyo, vợ chồng tham tán khoa học kỹ thuật của
Đại sứ quán Italia, mấy phụ nữ kiều diễm
người Nhật và Trung quốc mà thiếu họ các cuộc
hội hè như thế này chắc hẳn kém phần hấp
dẫn, v.v. Một số khách Nhật của tôi, do bận
không tới được, đă chu đáo gửi hoa đến
tiệc khai mạc. Cũng như các tặng phẩm khác, ở
Nhật người ta đặt hoa mừng ở các cửa
hiệu hoa. Các bó hoa, hoặc lẵng hoa được làm
theo kiểu dáng riêng, có tên gọi ư nghĩa riêng, như hoa
đám cưới, hoa đám ma, hoa mừng sinh nhật, hoa
khai mạc triển lăm, v.v.
Sau đó, nếu khách hàng v́ lư do ǵ đó mà không đến
dự tiệc được, cửa hiệu hoa sẽ
đưa hoa đến đúng địa chỉ, đúng
giờ theo yêu cầu của khách hàng. Có lần một
người bạn Nhật mời gia đ́nh tôi đến
nhà ông chơi. Ông ta đặt bia từ
một nơi sản xuất nổi tiếng ở thành phố
khác, xa
Trong lời phát biểu
tại tiệc khai mạc tôi nói rằng triển lăm này là kết
quả của một sự hợp tác quốc tế: “Quư
vị đang thưởng thức tranh do một người
Việt Nam vẽ, treo trên tường của một nhà
hàng sang trọng nhất của Italia, ngự trên đỉnh
của Tokyo”, rằng tôi có may mắn trong đời
được gặp “nhiều quư nhân phù trợ”, như
Benjamin Lee đă cho tôi biết về BiCE Tokyo, và Angelo Visigalli đă
tài trợ và tổ chức triển lăm. Sau đó ông Seki - một
người bạn già lâu năm của tôi ở RIKEN – lên
tiếng. Ông nói về cảm xúc của ông khi xem bức
tranh “Đại dương mùa đông” [6] của tôi. Sự am hiểu
nghệ thuật của ông cùng với những ǵ ông đă
trải nghiệm sau chuyến đi Việt Nam cách đây
vài năm, và t́nh cảm của ông đối với tôi
đă khiến diễn từ của ông đặc biệt
xúc động. Trong lời kết, ông nói: “Ông
Đăng, tôi hy vọng ông sẽ tiếp tục đào nền
móng mới theo cách chỉ riêng ông mới làm được,
như ông đă từng làm với tư cách một nhà vật
lư hạt nhân và một nghệ sĩ trong cái thế giới
của riêng ông - cái thế giới khác cả Salvador Dalí [7] hoặc Vermeer [8] - thế giới của
Nguyễn Đ́nh Đăng.”
* * *
Trong suốt thời
gian 2 tháng triển lăm,
nhiều khách đă đến xem tranh và thưởng thức
đồ ăn của BiCE Tokyo. Một người bạn
của tôi tới đó tới 3 lần, mỗi lần lại
dẫn theo vài người khách mới. Tôi cũng được
hân hạnh tiếp chuyện nhiều khách khứa. Gây ấn
tượng nhất có lẽ là 7 cuộc gặp mặt tôi sẽ tóm tắt
duới đây với 1) một
nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật, 2) một nhà sưu tầm
tranh, 3) một ông bộ trưởng, 4) một họa sĩ Việt
kiều, 5) một chủ
gallery, 6) một
giáo sư vật lư, và 7) một
nhạc trưởng.
1) Nhà nghiên cứu lịch sử
mỹ thuật
Tôi hay đọc Thời
báo Nhật Bản (The Japan Times), một trong những nhật
báo tiếng Anh phổ biến nhất xứ Phù Tang. Thấy
các bài viết của anh về hội họa cận đại
[9] của
Nhật tỏ ra khá uyên bác và sâu sắc, lại hợp với
những h́nh dung của tôi về mỹ thuật nước
này, tôi gửi thiếp mời anh tới dự tiệc khai
mạc triển lăm. Anh không tới được. Anh sống ở
Thế rồi tôi cũng
gặp được anh trong dịp anh kết hợp
đi công cán để viết bài theo
“đơn đặt hàng” của Thời báo Nhật Bản cho hai
triển lăm tại
Anh là người Úc, lấy
vợ Nhật. Anh c̣n trẻ, đẹp trai, tỏ ra khiêm
tốn lịch sự khi nói chuyện. Anh có cách nh́n khá nghiêm
khắc lên hội họa cận hiện đại của
Nhật Bản. Anh cho rằng phần lớn họa sĩ Nhật chỉ theo
đuôi phương Tây về h́nh thức, trong khi cái bản
chất, lư do tại sao lại vẽ như thế,
chưa thấm vào họ. Tôi hỏi anh có “được
định hướng” bởi ṭa soạn hay tổ chức
nào khác khi viết bài không. Anh trả lời là không hề. Cũng
có lần anh đă làm
những người tổ chức một triển lăm phật ư v́ những nhận
xét chuyên nghiệp nhưng thẳng thừng trong bài viết
của anh về triển lăm đó.
Xem triển lăm Việt
Nam tại Tokyo Station gallery, anh chăm chú ghi chép vào sổ
tay, lắng nghe tôi kể về Victor Tardieu, về Nguyễn
Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái, v.v. Anh c̣n gặp curator của
triển lăm và nhận được 2 quyển vựng tập
dày với đầy đủ thông tin về từng bức
tranh và tiểu sử tác giả. Anh tặng tôi một quyển.
Khoảng
ba tuần
sau, bài viết “The art of war” [12] (Nghệ thuật của
chiến tranh) của
anh được đăng trên Thời báo Nhật Bản
ngày
2) Nhà sưu tầm tranh
Ông là chủ nhân của
hai gallery
tranh tại Hà Nội. Trong 56 tác phẩm Việt
Xem tranh của tôi, ông
nói:
-
Ở
Việt
Biết tôi dự
định sẽ về Hà Nội triển lăm nhóm cùng với
một số nghệ sĩ Nhật khác vào cuối năm
2006, ông đề nghị:
-
Mang
bức “Thơ ngây” về Hà Nội bày đi! Tôi sẽ
mua.
Nguyễn Đ́nh Đăng
“Thơ ngây”
sơn dầu 162 x 97 cm, 2005
Tuy mới gặp nhau
lần đầu tiên, chúng tôi tṛ chuyện khá cởi mở.
Ông than phiền về các họa sỹ thương mại
ở Việt
l
Thằng
T c̣n nợ tiền tôi mà chưa chịu vẽ tranh. Thằng
U xây nhà lầu không phải do bán được tranh
đâu! Chúng nó cứ “nống” lên “tung hỏa mù” đấy
thôi. Nó buôn đồ cổ cho mấy quư bà đấy. Tôi
c̣n lạ ǵ chúng nó! Thằng V vẽ chỉ có 5 “mô-típ”, diễn
đi diễn lại măi, bây giờ hết vở rồi.
l
Có
lần tôi đặt tranh thằng X. Nó “ngâm tôm” cả tháng.
Tôi giục giă măi, nó hẹn 11 giờ trưa đến nhà
nó lấy. Bấm chuông, ô-sin ra đưa tranh, nói: “Chú ấy
bắt đầu vẽ lúc 9 giờ sáng nay!” Sơn trát
dày như thế này này. Lúc đem tranh về, thằng nhỏ
cầm lái, c̣n ḿnh ngồi sau phải giữ khư khư
để mặt tranh ngửa lên cho khỏi bị quệt
dính.
l
Hồi
tôi mới bắt đầu chơi
tranh, tôi cũng ôm mộng nâng đỡ các nhân tài. Tôi
trả tiền đặt nó vẽ, mua cả “toan”, bút vẽ, màu sơn cho nó, thậm chí
cho nó mượn cả một pḥng trong nhà tôi để
“sáng tác”. Ông tướng đến, nổi cảm hứng
nghệ sĩ, trong ṿng chưa đầy một tiếng
đồng hồ, bôi quệt trát tứ tung, rồi bỏ
đấy ra về, để mặc bút vẽ, bảng
pha màu và căn
pḥng dính đầy sơn cho tôi cọ rửa,
lau dọn. Sau vài “vố”
như vậy tôi chào thua luôn.
Câu chuyện
chuyển sang các vấn đề đời sống hàng
ngày ở Việt
-
Ở
Việt
Chân lư quả thực bao giờ cũng rất
đơn giản.
Lúc chia tay, ông nhắc lại:
-
Mang
bức “Thơ ngây” về
nhé! Tôi sẽ mua … theo giá ở Việt
3) Ông bộ trưởng
Khi tôi cùng nhà sưu tầm tranh nói
trên và các bạn của ông bước vào BiCE Tokyo, Angelo
đă chạy ra, hào hứng thông báo:
-
Đại
sứ Việt
Liếc thấy vẻ mặt dửng dưng của
nhà sưu tầm, Angelo hiểu ḿnh đă lỡ lời, bèn
nói:
-
Ông
cứ giới thiệu tranh cho khách của ông. Tôi sẽ báo
lại với họ.
Khi chúng tôi
đến gần bức tranh “Đại dương mùa
đông”, tôi thấy một đám thực khách cả Việt
Nam và Nhật đang ăn uống tại đó, nhưng
không có ai giống ông đại sứ Việt Nam mà tôi
đă có hân hạnh được gặp trước
đây. Nhà sưu tầm nhắc khéo:
-
Ta
cứ kệ họ thôi!
Một lát
sau, trong khi chúng tôi đang vừa ăn vừa nói chuyện,
Angelo lại chạy ra nói:
-
Bây
giờ ông có thể ra với họ chứ? Họ đang
dàn hàng ngang chụp h́nh trước tranh ông đấy.
Tôi đành
cáo lỗi các vị khách của tôi và theo Angelo tiến ra
phía các quan khách nọ. Khi tôi đến gần, họ đang đứng dậy lục tục ra về. Angelo
nói ǵ đó với một người Việt
-
Xin
lỗi ông! Tôi nhầm, ông ấy không phải là ngài Đại
sứ Việt
Tôi mở sổ ghi cảm tưởng
ra xem, chỉ thấy vài ḍng tiếng Nhật của mấy
người Nhật trong đoàn khách đó. Không một ḍng chữ tiếng Việt.
V́ thế tôi chịu không biết danh tính “ông lớn” nọ. Sau này, sau khi t́nh cờ nh́n thấy
ảnh ông trên một trang báo mạng trong nước tôi mới
hân hạnh được biết ông ta là ai.
4) Họa sĩ Việt kiều
Tôi từng đọc báo chí
trong nước nói về ông từ khi tôi c̣n đang học phổ thông. Tôi cũng đă
được chiêm ngưỡng vài tranh in đá của ông
vẽ mấy con ngựa trên một tông màu xanh dương treo ở bảo tàng mỹ thuật Hà Nội.
Nhân một nhà phê b́nh Nhật Bản đăng một bài ngắn về tranh của tôi trong tạp chí “Cửa sổ mỹ thuật”
[14], tôi mới ṭ ṃ xem cả số tạp chí đó và t́nh cờ
t́m thấy một bài giới thiệu triển lăm cá nhân của
họa gia Việt kiều nổi danh này, sắp khai mạc
tại một gallery ở khu Ginza của Tokyo. Ngày khai mạc
sẽ có sự hiện diện của đích thân họa sĩ
vừa đến từ nơi ông đang sống ở thủ
đô một nước châu Âu. Sau ngày khai mạc một
hôm, tôi tới gallery để gặp ông. Tôi định bụng
sau khi xem tranh ông sẽ rước ông sang BiCE Tokyo xem triển
lăm của tôi, chỉ cách nơi ông triển lăm chừng 15
phút đi tàu điện ngầm. Tuy là đă nhận lời
mời của tôi qua điện thoại, khi gặp ông lại
từ chối, lấy lư do là ông không thích đi tàu điện
ngầm v́ tuổi cao. Tôi nói: “Vậy th́ cho phép cháu
được mời bác đi taxi”. Ông vẫn từ chối
với lư do là nhỡ trong lúc vắng mặt có khách tới
gallery, dù ông chưa hẹn gặp ai. Tôi đành ngồi nói
chuyện với ông tại gallery. Cũng may là tôi đă tặng
ông chủ gallery này một cuốn vựng tập “Niềm
sung sướng của trí tưởng tượng”. Tôi bèn
mượn đưa ông xem để ông có khái niệm về
tranh của tôi. Ông khen tôi “vẽ giỏi”. Tranh của ông lần
này vẽ toàn mặt người, nom từa tựa mặt
tượng Phật kiểu “mô-đéc”, mờ mờ trên nền
màu xanh na ná như màu những tranh ông vẽ ngựa tôi nh́n
thấy khi xưa, tuy là bây giờ ông “chơi” sơn dầu
chứ không phải in đá như trước. Ông khoát tay
chỉ số tranh trên tường và nói:
-
Bác không rơ ở
đây họ buôn bán thế nào. Họ mua hết số tranh
này của bác rồi đấy chứ!
Sau này, t́nh cờ tôi được
ông chủ gallery cho biết gallery có mua vài bức. Số c̣n
lại họ mượn của họa sỹ. Bức nào
bán được, gallery hưởng “phần trăm”. Những
bức không bán được, sau triển lăm họ sẽ
trả lại họa sĩ. Đó là cách làm việc thông
thường của gallery này.
Ông nói về dự án mỹ thuật môi trường của ông
tại Việt
5) Chủ
gallery
Tuy tôi không có hân hạnh
được nghênh tiếp họa gia Việt kiều tại
triển lăm của ḿnh, nhưng đúng như “Tái ông mất
ngựa”, tôi được nghênh tiếp ông chủ gallery
này tại BiCE Tokyo. Ông ta nói rằng ông cảm thấy trong
tranh của tôi có sự kỳ bí, mà đó chính là cái đẹp
sâu xa nhất trong mỹ thuật. Ông nói tranh của tôi chứa
những yếu tố kết hợp giữa hai nền
văn hóa Đông và Tây, rằng trong đó ẩn giấu một
chiều kích mới: chiều của thời gian, của
quá khứ. Tôi đă nghe những nhận xét như vậy
nhiều lần, nhưng nghe lại vẫn thấy sao mà
sướng cái lỗ nhĩ của tôi quá! Ông lại nói ông
sẽ suy nghĩ để tổ chức triển lăm cá
nhân tranh của tôi tại gallery của ông khi có dịp thuận
tiện. Ông khoe rằng gallery của ông không như mấy
gallery-nhà kho ở New York, rằng ông vốn mê tranh của họa
gia Việt kiều nọ từ 15 năm nay, bây giờ mới
có dịp triển lăm cá nhân cho họa gia tại Tokyo. Tôi thầm
kết luận rằng, cứ cho là tôi có lợi thế sống
cùng thành phố của gallery này đi, bét ra tôi cũng phải
đợi 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa
mới đến lượt triển lăm tranh của ḿnh tại
gallery của ông.
6) Giáo
sư vật lư
Tôi từng là cộng sự của
ông trong năm đầu tiên khi tôi mới đến Nhật.
Bố ông là một nhà vật lư Nhật Bản nổi tiếng,
từng suưt được giải Nobel. Mẹ
ông xuất thân trong một gia đ́nh kinh doanh ngân hàng chính gốc
-
Tôi chán ghét
người Nhật. Tất cả trèo lên một chuyến
tàu rồi cùng nhau đi về một hướng!
-
Nhưng lái xe
trên xa lộ cũng là đi về cùng một hướng
đấy thôi! – Tôi vặn.
-
Đúng!
Nhưng khác tốc độ! – Ông cười to.
Tôi liếc nh́n xung quanh. Các thực
khách Nhật ở các bàn bên vẫn ăn uống b́nh thường,
không hề tỏ bất cứ thái độ ǵ trước
câu nói có vẻ “khiêu khích” của ông. Tôi thử h́nh dung xem
chuyện ǵ có thể xảy ra nếu một giáo sư Việt
Được biết ông hiện
là chủ tịch một quỹ tư nhân do chính gia đ́nh
ông thành lập để ủng hộ các hoạt động
sáng tạo của những người tàn tật, tôi đề
nghị ông xem xét tài trợ cho hai họa sĩ Nhật Bản
trong hội Mỹ thuật Chủ Thể mà tôi là một hội
viên. Người thứ nhất cụt cả hai tay, ngậm
bút vẽ để vẽ tranh. Người thứ hai không
đi được, phải dùng xe lăn. Họ
tham gia đều đặn triển lăm hàng năm của
hội tại bảo tàng mỹ thuật trung ương
7) Nhạc
trưởng
Tháng 10 năm 2004 dàn nhạc giao
hưởng quốc gia của Việt Nam lần đầu
tiên ra mắt công chúng Nhật Bản tại Tokyo và Osaka. Chỉ huy dàn nhạc là một nhạc trưởng
người Nhật. Tôi có đăng một bài về cảm
xúc của tôi sau khi nghe buổi tŕnh diễn của dàn nhạc
tại
Ngày triển lăm của tôi khai mạc
anh đi lưu diễn ở châu Âu. Một buổi tối,
Benjamin Lee gọi điện cho tôi, như thường lệ,
từ một nhà hàng ồn ào:
-
Tôi đang ngồi
với mấy người bạn đây. Trong bọn họ
có một người Nhật là chỉ huy dàn nhạc, rất
hay đi Việt
Tôi đă
linh tính hiểu ngay vị nhạc trưởng đó chính
là anh. Ở Nhật chắc không t́m
ra nhạc trưởng thứ hai đi Việt
-
Quả đất
thật là hẹp! Không ngờ anh cũng là bạn của
Benjamin. Lần từ Hà Nội trở về vừa rồi
có người gửi tôi mang cho anh mấy thứ đồ
ăn, nhưng tôi lại phải đi châu Âu ngay, không kịp
chuyển cho anh, nên đồ ăn hỏng hết. Tôi
đành phải vứt đi rồi. Xin lỗi, xin lỗi
nhé!
-
(…)
-
Có, tôi có nhận
được thiếp mời triển lăm của anh. Triển
lăm c̣n không? Tôi muốn đến xem.
-
(…)
-
O.K.! Vậy gặp
nhau trưa thứ Bảy nhé, v́ chiều tối tôi c̣n có giờ
tổng duyệt cho buổi ḥa nhạc ngày Chủ Nhật.
Tiện thể, anh chị có thời gian đi xem buổi
ḥa nhạc đó không? Anh chị sẽ là khách mời của
tôi.
Đây là lần đầu tiên
anh xem tranh của tôi. Anh nói:
-
Tôi có biết
vài họa sĩ Việt
Anh chụp
nhiều tranh của tôi bằng điện thoại di
động của anh. Anh nói:
-
Tôi sẽ “meo”
cho X, Y, Z (tên các nhạc sĩ và nhạc công ở Hà Nội
mà cả anh và tôi đều quen) ngay bây giờ để họ
biết tôi đang xem triển lăm của anh.
Anh nói sau buổi ḥa nhạc ngày
mai, sáng thứ Hai anh sẽ lại bay đi Hà Nội.
-
Có lẽ anh sống
ở Hà Nội nhiều hơn ở
-
Tất nhiên rồi!
Cuộc đời tôi ở đó, chứ đâu phải ở
đây. - Anh vừa nói vừa mơ màng nh́n xuống vịnh
-
Tôi tưởng
các nhạc công Nhật giỏi kỹ thuật lắm mà! –
tôi cắt ngang.
-
Đúng, và họ
chỉ giỏi có cái đó. Kỹ thuật là thứ khó
nhưng có thể học được. Nhạc cảm là
thứ trời sinh, không học được. - Anh cười
– Khi tôi mới bắt đầu làm việc với dàn nhạc
Việt
Tôi nghĩ
thầm giá mà kết hợp được nhạc cảm
của người Việt với kỹ thuật của
người Nhật.
Anh có hai điều ước.
Điều thứ nhất là vận động xây một
pḥng ḥa nhạc cổ điển với công nghệ hiện
đại tại Hà Nội. Ở Nhật hầu như mỗi
thành phố đều có một pḥng ḥa nhạc hiện
đại. Đến ngay thành phố tôi ở, cạnh
* * *
Cuộc triển lăm hai tháng của
tôi đă bế mạc từ cuối năm ngoái. Tôi cũng
từng định viết về nó ngay sau khi nó kết
thúc. Xét thấy ḿnh lại sắp “sản xuất” một
bài viết về chính ḿnh, tôi lưỡng lự. Cách
đây vài hôm vợ tôi nói: “Sao anh không viết đi! Có thể
không ai thích, nhưng em thích. Em luôn là người đọc
đầu tiên. Em thích tất cả những ǵ anh viết.”
Đó là v́ sao tôi đă ngồi viết bài này. Cũng như
vẽ tranh, tôi viết trước hết cho tôi, cho vợ
tôi. Nếu một số quư vị thấy bài viết
đáng xem, tôi xin đa tạ quư vị. Quư vị nào thấy
nó nhàm chán, xin hăy quên nó đi.
Từ trên trời rơi xuống ba quả
táo ngon ghê! Một quả dành cho người kể chuyện,
một quả tặng người nhận đăng câu
chuyện này, c̣n quả thứ ba xin để biếu bạn
đọc.
Nguyễn Đ́nh Đăng