SÀI GÒN / 2008

 

Nguyễn Đình Đăng

 

Ne perdons rien du passé. Ce n’est qu’avec le passé qu’on fait l’avenir.

(Đừng đánh mất gì của quá khứ. Chỉ với quá khứ mà ta làm nên tương lai.)

Anatole France (1844 – 1924)

 

Năm nào cũng vậy, ông bạn nhiếp ảnh gia Osami Arikata của tôi thường đón xuân bằng một triển lãm ảnh, tổ chức tại một trong các galleries bé tí xíu của Tokyo. Những người được mời đến dự khai mạc là các bạn bè rất thân của ông, tất cả chỉ độ 5 – 7 người. Ông Osami có mối quan tâm đặc biệt tới Việt Nam bắt đầu từ cách đây hơn 40 năm, khi ông nhìn thấy tấm ảnh của Eddie Adam chụp tướng Nguyễn Ngọc Loan chĩa súng lục bắt vào đầu một tù binh Việt Cộng bị bắt trong trận Tết Mậu Thân 1968. Ông nói tấm ảnh đó đã làm ông bị “sốc”. Tới nay ông Osami đã đi Việt Nam hàng chục lần, chụp hàng ngàn tấm ảnh. Triển lãm lần này của ông có tên “Sài Gòn/2008”.

Toàn bộ 22 bức ảnh bày trong triển lãm (từ 11 đến 17/1/2010) tại mini gallery “Place M” ở Shinjuku lần này đều là ảnh đen trắng, và đều là ảnh chụp cùng một bức tường của một toà nhà lớn xây từ thời Pháp nằm cạnh bùng binh chợ Bến Thành. Trong một bức ảnh, bức tường toà nhà chạy dài theo luật viễn cận tuyến tính, với một người khách du lịch lưng đeo ba lô, tay xách túi đang đứng tiểu tiện vào chân tường phía xa (Ảnh 1). Trong một bức khác, một người phụ nữ tàn tật đang chống nạng đi men theo chân tường (Ảnh 2). Hai người khách du lịch ngoại quốc vừa đi vừa cắm cúi đọc sổ tay hướng dẫn du lịch, nhưng không hề để ý đến toà nhà họ đang đi ngang qua (Ảnh 3). Một bức nữa có hình một thanh niên ngồi xệp tựa vào chân tường toà nhà, mặt trông đờ đẫn như đang “phê” thuốc (Ảnh 4). Một bức chụp cảnh ban đêm với những bóng đen ma quái như từ quá khứ hiện về in lên bức tường (Ảnh 5).

 

CREATOR: gd-jpeg v1.0 (using IJG JPEG v62), quality = 99

Ảnh 1: Osami Arikata, Sài Gòn / 2008

 

CREATOR: gd-jpeg v1.0 (using IJG JPEG v62), quality = 99

Ảnh 2: Osami Arikata, Sài Gòn / 2008

 

CREATOR: gd-jpeg v1.0 (using IJG JPEG v62), quality = 99

Ảnh 3: Osami Arikata, Sài Gòn / 2008

 

Ảnh 4: Osami Arikata, Sài Gòn / 2008

 

CREATOR: gd-jpeg v1.0 (using IJG JPEG v62), quality = 99

Ảnh 5: Osami Arikata, Sài Gòn / 2008

 

Ông Osami đã đứng suốt một ngày trước toà nhà đó đó để chụp những bức ảnh này. Bức tường toà nhà đó có gì mà hấp dẫn ông đến vậy? Nếu nhìn kỹ các bức ảnh của ông thì thấy trên bức tường nhà vẫn còn hằn những lỗ đạn. “Đây chính là chỗ này 45 năm về trước,” ông Osami vừa nói vừa đưa cho tôi xem cuốn tuần báo ảnh Asahi Graph đã ố vàng, số ra ngày 10/3/1965, đăng ảnh của nhiếp ảnh gia Akimoto Keiichi. Ảnh chụp cảnh một nhóm quân cảnh Sài Gòn đang hành quyết một thanh niên bị bịt mắt và bị trói vào một chiếc cột cắm trên vỉa hè ngay trước bức tường toà nhà nói trên (Ảnh 6).

 

Ảnh 6: Akimoto Keiichi, Sài Gòn: Hành quyết đêm 29/1/1965

(Nguồn: Asahi Graph 10/3/1965)

 

CREATOR: gd-jpeg v1.0 (using IJG JPEG v62), quality = 99

Ảnh 7: Akimoto Keiichi,

Sài Gòn: Cột hành quyết đêm 29/1/1965

(Nguồn: Asahi Graph 10/3/1965)

 

Một bức khác chụp cái cột hành quyết với một bãi máu dưới đất (Ảnh 7). Đó là một tên cướp chăng? Tôi liên tưởng tới một bức ảnh trên báo Sài Gòn Giải Phóng 10 năm sau đó chụp hai bộ đội Bắc Việt đang giương súng AK xử tử một thanh niên mắt cũng bị bịt và hai tay cánh dang ra, bị trói vào hai cái sào bắt chéo nhau, cắm vội giữa phố Sài Gòn. Chú thích bức ảnh đó đề: “Một tên cướp bị trừng trị.” Còn trong tuần báo ảnh Asahi Graph năm 1965 thì có cả một phóng sự kèm theo các bức ảnh của Akimoto Keiichi. Người bị hành quyết trong ảnh là một sinh viên 20 tuổi theo Việt Cộng. Cậu ta đã bị bắt với một trái lựu đạn giắt trong người. Cậu bị quân cảnh Sài Gòn xử bắn tại chỗ vào đêm 29/1/1965. Biệt động Việt Cộng sau đó đã đánh bom trả đũa một hotel của quân đội Mỹ tại Quy Nhơn, khiến 64 lính Mỹ và 2 biệt động đặc công thiệt mạng. “Thì ra là như vậy. Tôi hoàn toàn không được biết về sự kiện này trước đây,” tôi nói. Ông Osami thêm vào: “Tôi đã hỏi nhiều người Việt Nam quanh đấy về lịch sử bức tường toà nhà này, nhưng cũng chẳng ai biết cả.”

Tokyo 9/2/2010

© 2010 Nguyễn Đình Đăng

 

71 phản hồi của độc giả và tác giả