Dalí và
tôi
Bài
này trả lời thắc
mắc của
độc giả Hồ Trường muốn
biết Salvaldor Dalí đã ảnh hưởng
đến hội họa của tôi
như thế nào.
Trước hết cho phép tôi được nhấn mạnh rằng, trong tư tưởng của tôi, Dalí là bậc thầy vĩ đại nhất của hội họa siêu thực. Nếu như các sáng tạo của Pablo Picasso đã ảnh hưởng đến toàn bộ hội họa cận hiện đại sau ông, thì có thể nói không ngoa rằng đại bộ phận hội họa siêu thực hiện nay mang dấu ấn của Dalí. Trong bài gGiác quan thứ sáuh [1] tôi đã viết như sau:
gHội họa
siêu thực chỉ thực
sự hấp dẫn đám đông khi
đại diện xuất sắc của trường
phái này, đại danh họa Tây
ban nha Salvador Dali (1904 – 1989), đã gmở
mắth cho công chúng thấy thế giới
của
các giấc mơ, của vô thức, có
thể được phơi bày lồ lộ
ghiện thựch đến mức đáng
kinh ngạc như thế nào dưới nét
bút cực gsiêu" của ông. Một
bức tranh siêu
thực có thể vừa truyền tải
được các cảm xúc, ý
tưởng nghệ thuật cao siêu, lại vừa
có thể hấp dẫn thị hiếu của
đám đông bởi lối vẽ gsiêu
tinh tếh của hoạ sĩ. Điều
này cũng tương tự như âm nhạc
của Mozart vậy: những tiết tấu và
giai điệu đẹp đẽ
làm rung động tâm
hồn của cả những người không am
hiểu
về âm nhạc.
Nói như thế có nghĩa là
làm một hoạ sĩ siêu thực không
phải dễ, vì
phải có cả hai phẩm chất: 1) trí
tưởng tượng phong phú với nhiều
ý tưởng hay và
2) kỹ thuật vẽ c gsiêu" để
muốn thể hiện cái gì thì có
thể vẽ ngay cái đó
không khó khăn gì. Đại đa số công chúng
có thể không cảm nhận
được hết phẩm chất (1), nhưng
họ sẽ không dửng dưng nếu có
phẩm chất (2).
Kỹ thuật vẽ tài tình
sẽ làm ý tưởng bức tranh trở
nên sống động.h
Trả lời phỏng vấn của báo
Hà Nội Mới [2] tôi đã
nói:gCũng chính trong
thời gian này (1985), tôi đã khám phá cho mình
chủ nghĩa siêu thực qua các tác
phẩm của
André Breton, Paul Eluard, v.v., phân tâm học
của Sigmund Freud, tranh cuả René
Magritte, George de Chirico, Paul Delvaux, và đặc biệt
là Salvador Dali. Chính
bậc thầy vĩ đại
này đã giúp tôi tìm ra cách
tự biểu hiện bản thân mình và
khả năng của mình một
cách hiệu quả nhất: Đó là
sự kết hợp hài hòa giữa trí
tưởng tượng với hình họa
rất hiện thực – sở trường
của tôi.h
Như vậy chắc đã
đủ để quý vị cũng như
độc giả Hồ Trường
hình dung Dalí chiếm vị trí như
thế nào trong sáng tạo của tôi. Mỗi lần có người so sánh
tôi với Dalí, tôi luôn có hai
cảm xúc trái
ngược. Một mặt tôi
cảm thấy rất tự hào vì trên
thế giới
này hỏi có bao nhiêu người có
được kỹ thuật vẽ như
Dalí? Để tham khảo
quý vị có thể vào trang web Metamorphosis
(đường
dẫn: http://surrealartforum.com/artlinks.htm) – nơi người ta
liệt kê khá nhiều họa sĩ siêu
thực
đương đại trong đó có
cả tôi. Có người
thậm chí còn gọi tôi
là gVietnamese Dalíh (Dalí của Việt
Như quý vị có thể
đã biết, toàn bộ sáng tác
của Dalí được
chi phối bởi Paranoid Critical Transformation Method,
mà tôi tạm dịch là
gphương pháp biến đổi tới
hạn của ám ảnhh. Nói một
cách nôm na,
phương pháp này dựa trên khả
năng nhìn thấy nhiều hình tượng
khác nhau, chồng chéo lên nhau, trong
cùng một cấu hình của sự
vật. Chúng ta ai cũng ít nhiều có
khả năng này khi phát hiện ra
đám mây có hình
một con vật hay mặt người, nhìn
thấy các vân đá lại có
thể là một thác nước bên
rừng thông với vài người tiều
phu,v.v. Thực ra cũng
như tất cả chúng ta, Dalí không
đi từ số 0, mà đã kế thừa
nhiều họa sĩ tiền bối
khác. Tuy nhiên, ông đã
đẩy khả năng đặc biệt này
của con người
lên thành một hình thức nghệ
thuật độc đáo của riêng
ông. Tuy không phải
là người bị mắc chứng ám
ảnh, Dalí - nếu chúng ta tin lời ông
– là người có khả
năng tự đưa mình vào trạng
thái ám ảnh mà không cần
dùng thuốc kích thích. Sau khi trở về trạng thái bình
thường, ông vẽ lại những gì
ông thấy
trong trạng thái glên đồngh của
ông. Chính vì thế Dalí từng
nói: gSự
khác nhau duy nhất giữa tôi và một
người điên là tôi không
điên!h Về ý tưởng,
triết học của Freud với những ám
ảnh tính dục là sợi xích
thằng xuyên suốt sáng
tạo của Dalí.
Tôi
không được trời
phú cho khả năng tự kích mình
lên trạng thái ám ảnh để
có thể nhìn thấy những
hình tượng kỳ dị như
Dalí. Tôi cũng không lấy triết
học của Freud glàm kim chỉ namh cho đường lối
sáng tác của tôi. Những chủ
đề,
hình tượng tôi vẽ trong tranh của
tôi là do tôi tưởng tượng ra
hoàn toàn trong
trạng thái tỉnh táo. Phương pháp của tôi như
sau. Tôi mất rất nhiều thì giờ
để nghĩ, phác thảo bố cục
trên giấy nháp.
Thông thường nhiều ý
tưởng, bố cục xuất hiện nhưng
không đọng
lại lâu. Đôi khi có
những ý tưởng hiện ra và lặp
đi lặp
lại sau vài ngày. Tôi
gọi đó là sự ổn định
của ý tưởng.
Tôi phác bố cục cho ý
tưởng đã được ổn
định đó rồi chọn mẫu đễ
thể hiện bố cục này. Khi
đã có ý tưởng thì việc
thực hiện đối với tôi
không khó, và đồng thời lại
là một niềm sung sướng. Làm thế
nào để có nhiều ý
tưởng? Điều đó phụ
thuộc vào tri thức, kinh nghiệm sống,
độ nhạy cảm, óc quan sát của từng
người. Có ý tuởng rồi lại cần
có một kỹ thuật vẽ và khả
năng hình họa tốt
thì mới thể hiện được nó
một cách thuyết phục. Kỹ thuật
quan trọng là như vậy. Kỹ thuật như nét chữ của
mỗi
người. Tất cả chúng ta khi đi
học đều được dạy viết theo
một kiểu như
nhau (ít nhất là trong
thời tôi còn đi học
tiểu học), nhưng nét chữ mỗi
người đều khác nhau. Nó thể
hiện tính cách
con người. Nghệ thuật cũng
tương tự như vậy. Oscar
Wilde từng nói : gKỹ
thuật chính là nhân cách. Đó
là lý do vì sao nghệ sĩ không
dạy lại được, và học trò
không học được nóh. Cùng là một bản Scherzo No. 2
của Chopin nhưng Rubinstein,
Horowitz, Michelangeli, và Đặng Thái Sơn
chơi với những kỹ thuật của riêng
họ,
với nhạc cảm của riêng họ.
Tôi có CD của tất cả
các
danh cầm này và tôi nghe đi nghe lại
không biết bao nhiêu lần. Nghe để
thấy trí tưởng tượng và
tài năng của con người quả thực
là không có giới hạn.
Bây giờ tôi xin chuyển sang bàn về ranh giới giữa ảnh hưởng và gđạo (trong trường hợp này là: họa)h . Độc giả Hồ Trường viết: gTôi không thể nói NĐĐ đã bắt chước Dalí như thế nàoh . Tôi nghĩ không chỉ riêng gì độc giả Hồ Trường. Đơn giản là vì tôi chưa bao giờ muốn bắt chước Dalí (Giá mà tôi có thể bắt chước được!). Nói tôi bắt chước Dalí thì cũng tựa như có người nói Van Dyck [3] bắt trước Rubens [4], Velasquez [5] bắt trước Caravaggio [6], Bùi Xuân Phái bắt trước Utrillo [7], hay như trong âm nhạc, Chopin bắt chước John Field [8]. Nhưng, như trên đã nói, tôi ngưỡng mộ bậc thầy này. Tôi cũng ngưỡng mộ nhiều người khác, bắt đầu từ Leonardo da Vinci - một mẫu mực một con người toàn diện, hình dung của tôi về sự hoàn hảo. Ông là họa sĩ, nhà vật lý, nhạc sĩ, kiến trúc sư, nhà giải phẫu, v.v., và ở lĩnh vực nào ông cũng đều xuất sắc. Rồi đến các đại danh họa như Van Eyck, Rapahel, Boticelli, Piero Della Francesca, Mategna, El Greco, Dürer, Cranach, Bosch, Vermeer de Delft, v.v. Về mặt kỹ thuật tôi học được nhiều từ tác phẩm của tất cả những bậc thầy đó. Trong bài gChuyện không có gì mà ầm ĩh [9] (ký bút danh là Đinh Nguyên) tôi đã viết:
gTrước
tiên cần phân biệt rất rõ giữa
gđạo vănh (hay gđạo nhạch
gđạo họah, ..v..v) với
việc các nghệ sỹ chịu
ảnh hưởng, vay mượn, thậm chí
bắt chước người khác, thường
là bắt chước các bậc
tiền bối nổi tiếng Đạo văn
(đạo nhạc, đạo họa, v.v.) là
tiếng Hán. Tiếng Anh gọi tóm là plagiarism.
Chữ này bắt nguồn từ gốc Latin trong
danh từ gplagiarush có nghĩa là gkẻ
bắt
cóch, và động từ gplagiareh có
nghĩa là găn cắph. Nghĩa của chữ
này chỉ sự chiếm
đoạt một hoặc nhiều câu văn,
ý tưởng, cách
trình bày của
tác giả khác và đem coi là
của mình.(c)
Xã hội
loài người, công bằng mà nói,
không thể phát triển đến trình
độ ngày nay nếu
không sao chép, vay mượn, bắt
chước từ các thế hệ đi trước
(c)Trong hội họa, nhiều kiệt tác mà
chúng ta ngưỡng mộ ngày nay cũng
được vẽ dựa
trên vay mượn, thậm chí copy từ
người đi trước. Bức họa g
Bữa ăn sáng trên cỏh
(vẽ năm 1863) của Edouard Manet (1832 – 1883) -
bậc thầy của hội họa tiền ấn
tượng
– có bố cục được bệ
nguyên xi từ nhóm 3 người ở góc
phải bên dưới trong bức họa
gSự phán xét của Parish của Raphael
(1483 – 1520) – thiên tài hội họa
thời Phục
hưng.
Edouard Manet, Bữa ăn sáng
trên cỏ, 1863, sơn dầu, 81
x 101 cm, Bảo tàng Orsay (trái) và Raphael,
Sự phán xét của
Phần bố cục
mà Manet gmượnh được tôi
đóng
khung đỏ. Có thể thấy, tuy mượn bố
cục, Manet đã cho các nhân vật y
phục và tinh
thần phù hợp với xã hội và thời đại
của ông.
Đại danh họa
(a) @
(b)
(c)
Ba
kiệt
tác của Piero della Francesca (1420
– 1492)
(a), Salvador Dalí (b), và Jan Vermeer (1632 –
1675) (c).
Ý tưởng về bố
cục kể cả một số chi tiết trong tranh
cuả
Dalí (như thế ngồi
của Đức Mẹ, vòm cuốn,
vỏ ốc và quả trứng treo bởi sợi
dây) được mượn từ Piero dell
Francesca. Bức màn
ở góc phải bên trên trong tranh của
Dalí được chép lại từ bức
màn ở góc trái
bên trên trong tranh của Vermeer (tôi
đóng khung đỏ cho rõ)
Con
chó ở góc phải bên
dưới trong tranh của Dalí (trái)
được mượn từ tranh của họa
sĩ thế kỷ 16 Ayne
Bru (phải)
Quay lại nền văn chương, âm
nhạc và hội họa nước nhà,
các ví dụ về
sao chép, vay mượn, ảnh hưởng
đã có từ xa xưa. Ai cùng biết
là toàn bộ truyện
Kiều có cốt truyện lấy từ gKim Vân
Kiều Truyệnh của Trung quốc(c) Bài gTiến về
Hà Nộih (nhạc và lời của Văn
Cao) có nguyên phần đầu giống
phần cuối của quốc ca Pháp gLa
Marseillaiseh, nhạc
và lời của C. Rouget de LfIsle (1760 –
1836).
Dù
sao, vay mượn và bắt chước trong
nghệ thuật không phải là điều
đáng xấu hổ, mà
đó là một điều hoàn toàn
tự nhiên trong quá trình kế thừa.
Đại danh họa
Khác
hẳn với những gì chịu ảnh
hưởng, vay mượn, hay kế thừa nói
trên, các bức tranh
của Y. Wada là sản phẩm của một
sự đạo tranh trắng trợn, vì ông
ta sao chép (gần
như) nguyên xi các tác phẩm của
Alberto Sughi, rồi ký
tên mình vào. Ta chỉ có thể nói về
chúng như những bản sao vụng về
chứ không thể
nào coi chúng là sản phẩm của
sự sáng tạo. Sự khác nhau
giữa sáng
tạo và sao chép là ở chỗ
đó. Những kẻ đạo tranh đã vi
phạm điều thứ hai trong 14 điều
Phật dạy: gNgu dốt lớn nhất
của đời người là
dối
tráh.
Độc giả Hồ Trường đã có nhã ý nhận thấy rằng gNÐÐ cũng sử dụng rất nhiều văn hóa phương Ðông trong tranh của ông chứ không chỉ là những chủ đề của Dalí.h Để tránh nhầm lẫn tôi phải nói rằng những gchủ đề của Dalih như Hồ Trường viết thực ra là những chủ đề vĩnh cửu của nghệ thuật nhân loại chứ không riêng gì của Dalí. Kể cả những chi tiết như cây thánh giá, đại dương cầm, con tàu, v.v không biết có bao nhiêu họa sĩ đã từng vẽ trước cả Dalí [10]. Vì vậy tôi không bao giờ dám căn cứ vào đó để kết luận sáng tạo của người này giống người kia. Chúng ta có thể nói cùng một ngôn ngữ, ăn cùng một loại thức ăn, sống trong cùng một xã hội, nhưng chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau, bởi vì mỗi chúng ta có một cái đầu biết suy nghĩ khác nhau. Pascal từng nói: gCon người chỉ là một cây sậy, cái thứ yếu đuối nhất trong tự nhiên, nhưng đó là một cây sậy biết suy nghĩ". Các bức tranh của tôi thực sự là tiểu sử tự thuật của tôi. Cũng như Dalí, tôi lấy cảm hứng và mẫu vẽ chính từ cuộc sống của tôi, từ vợ con và những người thân khác của mình. Theo cách hiểu của tôi, đó là sự chân thành trong nghệ thuật. Sự chân thành đó khiến nghệ thuật đích thực có sức sống, có cái đẹp của sự bí ẩn. Nó khác hoàn toàn những sao chép mù quáng, chết chóc và khô cứng những sáng tạo của người khác.
Nguyễn Đình Đăng
Ngưỡng cửa
sơn dầu, 130 x 162 cm, 2003
Trước
khi kết thúc, tôi hân
hạnh giới thiệu quyển sổ ghi cảm
tưởng tại đường
dẫn
để
quý vị có một
hình dung đầy đủ hơn về
những ấn tượng của công chúng
từ nhiều nơi trên thế giới
sau khi xem tranh của tôi trên internet (tại http://ribf.riken.go.jp/~dang/page1.html)
.
Nguyễn Đình
Đăng
(Đăng tại
talawas ngày 15/7/2006)
Tài liệu trích
dẫn và
chú giải
[1] Nguyễn Đình
Đăng, gGiác quan thứ
sáuh, Người
viễn Xứ ngày 1/12/2004
(đường dẫn http://www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/service/printversion.vnn?article_id=549786)
[2] Nguyễn Thu
Thủy, Phỏng vấn
họa sĩ Nguyễn Đình Đăng
gNiềm sung
sướng của sự tưởng
tượngh, Hà Nội
Mới ngày
22/10/2005
(đường dẫn http://www.hanoimoi.com.vn/vn/print/63073/)
[3]
Anthony Van Dyck (1599 – 1641), danh họa Hà Lan,
từng là học trò của Peter Paul
Rubens, năm 1633 được bầu làm họa
sỹ của vua Charles I nước Anh, được
nhiều người
coi là người đặt nền móng cho
trường phái chân dung của nước
Anh.
[4]
Peter Paul Rubens (1577 – 1640), danh họa nổi
tiếng nhất của Hà Lan thế kỷ 17.
[5]
Diego Velasquez (1599 – 1660) , danh họa Tây Ban
Nha, họa sỹ cung
đình của vua Philip IV, có ảnh
hưởng rất lớn đến hội họa
hiện thực và ấn tượng
sau này. Các bức tranh vẽ trong thời
kỳ 1617 – 1623 của Velazquez chịu ảnh
hưởng
đậm nét từ Caravaggio.
[6]
Michelangelo Merisi da Caravaggio (1571 – 1610), danh họa
Ý thời Baroque.
[7]
Maurice Utrillo (1883 – 1955), họa sỹ Pháp,
nổi danh vì chuyên vẽ phố phường
khu
[8]
John Field (1782 – 1837) , nhà soạn
nhạc và nghệ sĩ
dương cầm người Irish, người
đầu tiên viết các gdạ khúch
(16 nocturnes). Chịu ảnh
hưởng từ Field, nhà soạn nhạc
thiên tài đồng thời là nghệ
sĩ dương cầm Ba Lan
Frederick Chopin đã viết nên 21 bản
nocturnes bất hủ.
[9] Nguyễn Đình Đăng (ký bút danh Đinh Nguyên), gChuyện không có gì mà ầm ĩh, tại http://ribf.riken.go.jp/~dang/BaoChan-Matsui.html
[10] Cùng là một
sự vật, nhưng mỗi người cảm
nhận và hiểu theo một
cách khác nhau. Đại dương cầm
(grand piano) xuất hiện trong sáng tạo của
Dalí phần nhiều như biểu tượng
của
ham muốn tình dục, sợ hãi hay mặc
cảm trước các hành vi
tình dục. Tôi đã xem
một đoạn phim trong đó Dali làm
gnghệ
thuật trình diễnh, làm ra vẻ chơi
trên một piano có bày nhiều đồ
vật kỳ dị bên
trên, và có một người phục
vụ da đen túc trực. Đoạn
phim đó cho thấy Dalí không biết
chơi piano. Là một
người chơi piano
gamateurh nhiều năm nay, tôi có
cách nhìn khác đối với grand
piano.
Đối với tôi, trước
hết đó là một cơ thể âm
nhạc, một biểu tượng
tinh túy bậc nhất của văn hóa
nhân loại, cho tự do biểu hiện của
cá nhân.
Tương tự như vậy, là một
người nghiên cứu vật lý hạt
nhân, tôi hiểu những tuyên
bố cũng như những bức tranh của
Dalí về glời giải hội họa cho
cơ học lượng tửh
hay gchủ nghĩa hiện thực lượng
tửh thực sự chỉ dựa trên những
kiến thức
gkhoa học phổ cậph của ông
về vật lý lượng tử và hạt
nhân.