Đây là bài báo đầu tiên của tôi, được đăng tại “Người Hà Nội” 15/9/1988, nhưng đă bị cắt xén vài đoạn. Dưới đây là nguyên văn của bài báo nàỵ

 

 

Nguyễn Đ́nh Đăng

 

Nhớ bác Phái

 

 

Nguyễn Đ́nh Đăng

Chân dung hoạ sĩ Bùi Xuân Phái

1986, bút ch́.

 

Cho đến những ngày cuối cùng của đ̣i ḿnh ông vẫn không có được một chỗ làm việc để có thể gọi là “xưởng vẽ” - “un atelier”, như những người sính tiếng Tây thường nói. Ông vẽ, đọc sách, tiếp khách, ngẫm nghĩ, hút thuốc, uống li rượu hay chén trà đều tại một chỗ cạnh cửa sổ trong căn pḥng chật hẹp và tối ngay cả khi ngoài trời đang nắng chang chang. Nửa trong của căn pḥng, được che bằng rèm, là chỗ ngủ của gia đ́nh ông. Muốn vào căn pḥng đó phải đi qua một khoảng sân trơn ướt mà ánh sáng chỉ rọi từ trên cao xuống. Căn pḥng đó đă trở nên quen thuộc đối với những người có vinh dự được tiếp xúc với ông. Tôi là một trong số những con người có may mắn ấy.

 

Tôi nghe tiếng ông từ khi tôi c̣n đi học phổ thông, qua những mái nhà méo mó xiêu vẹp bị đè nặng dưới bầu trời xám của Hà Nội mùa đông trong một số bức tranh của ông treo tên tường ở những nơi tôi t́nh cờ đạt chân tới. Khi lớn hơn một chút, qua một thày dạy đàn, tôi được nghe nhiều về ông, kể cả những chuyện như ông đă từng đau khổ đến thế nào khi bị kẻ cắp cuỗm mắt hộp màu buộc sau xe đạp. Lúc đó tôi vẫn chưa được thấy ông.

 

Măi đến gần đây, vào đầu năm 1986, sau khi học ở Liên Xô về nước, nhờ một người cô ruột là bạn của vợ ông giới thiệu, tôi mới được gặp ông. Cuộc gặp gỡ đầu tiên ấy tôi không khi nào quên. Nó xảy ra vào mô,t buổi chiều giáp Tết. Ông hẹn tôi tới nhà lúc ba giờ chiều. Đúng giờ tôi tới. Ông vừa ngủ dậy:

-        À, anh Đăng! Đúng giờ gớm nhỉ!

Tôi vội xin lỗi v́ đă đánh thức ông. Ông phà trà và hỏi tôi có uống rượu không. Tôi nói tôi không uống rượu. Từ đó ông không khi nào ép tôi uống rượu nữa. C̣n tôi sau này vẫn được ngồi “hầu” rượu các ông. Câu chuyện xoay quanh đời sống hội họa ở Liên Xô mà qua tôi - một người vừa từ “bên ấy” về - ông muốn biết những tin nóng hổi nhất. Tôi xin phép vẽ ông bằng bút ch́ trên cặp giấy vẽ tôi đem theo. Bức chân dung đó tôi vẫn giữ cùng với bức chân dung sơn dầu tôi vẽ ông sau này [1]. Ông xem bức kư họa tôi vừa vẽ xong và nói: “À! Được lắm, được lắm!” Qua vẻ mặt ông, tôi hiểu rằng ông đă tin tôi. Sau này tôi nhận thấy ông không khi nào nói “đẹp” hay “xấu” đối với một bức tranh, mà chỉ nói “Được” hoặc “Chưa được .

 

Ông không triết lư trong nói chuyện. Chuyện của ông thường rất đơn giản, tưởng như vu , nhưng đến cuối người tiếp chuyện bỗng thấy lóe lên những chân lư thật giản dị mà vô cùng sâu xa. Ông thường nói con đường đi trong sáng tạo là phải đạt được su đon giản qua bao gọt rũa từ những sự phức tạp. Hôi họa là để tạo ra cại đẹp. Như ông, cái đẹp vậy là phải đơn giản, giản dị. Trong khoa học th́ cại đẹp thường là sự biểu hiện của chân lư. Như vậy, vô h́nh chung ông đă nối cái cầu giữa “sự giản dị - cái đẹp - chân lư . Tranh của ông là một bằng chứng về điều đó. Chúng giản dị như chân lư. Chúng giản dị đến nỗi, sau khi đă được ông sáng tạo ra, chúng có thể dễ dàng được bắt chước bởi những tay “cóp tranh” theo lối “ông Phái” đầy rẫy ở Hà Nội. Tệ hơn, người ta c̣n cố ư kư tên ḿnh na ná như chữ kư của ông. Một lần, v́ thế, ông đùa: “Tôi phải liên tục thay đổi kiểu để khỏi lẫn với họ”.

 

Tranh của ông được khách ngoại quốc mua nhiều. Điều đó khiến lối vẽ của ông trở nên ngày càng phổ biến, ít nhất là ở các pḥng bán tranh. Tôi đă cố t́m những bức tranh trong đó có những cách điệu mái nhà Hà Nội khác lối của ông nhưng tôi đă không t́m thấy. Người ta có thể đua ra hàng loạt dẫn chứng rằng ông không phải là người đầu tiên vẽ phố trên trái đất này, nhưng không ai có thể phủ nhận được rằng ông đă tạo nên một cách nh́n độc đáo lên những ngôi nhà Hà Nội. Tranh của ông không thể trộn lẫn với những tranh phong cảnh khác vẽ phố Hà Nội. Và ngay cả nếu chúng được bày lẫn với lô tranh của những người làm giả tranh ông, những cặp mắt sành sỏi vẫn phân biệt được “của thật” với “của rởm”.

 

Ông vẽ bằng tưởng tượng, theo trí nhớ, tự bố cục. Ông không bao giờ vẽ thẳng từ thiên nhiên, trừ vài nét kư họa trong sổ tay mà ông gọi là “lấy tư liệu . Ông vẽ hàng loạt “Phố Hàng Giầy” khác nhau, hàng loạt “Phố Hàng Bè” với những nhịp điệu, đường kỷ hà kỳ lạ. Màu ca ông đơn giản đến mức tối đa. Vệt sơn phức tạp, trăn trở, mà cả bức tranh thật b́nh dị… Có một người quen đem chụp một chi tiết một bức tường nhà trong tranh của ông lên phim màu Kodak rồi đưa cho ông xem tấm ảnh, hỏi: “Đố ông tranh của ai đây?” Tên tấm ảnh là một phiên bản một bức tranh trừu tượng với nhữNg chuyển độ rờn rợn, những ḍng sơn chảy quánh như nham thạch núi lửa đang phun, những hắt trắng lấp lánh như xà cừ. Ông nh́n rồi lắc đầu: “Chịu!” – “Của ông chứ của ai nữa!” – Khách cười thắng cuộc. Rồi khách cho ông xem phiên bản cả bức tranh và chỉ ra phần chi tiết được phóng to. Ông lại lắc đầu cười và “Chịu!” lần nữa.

 

Tuy tôi không được gần ông trong những ngày cuối của đời ông, nhưng tôi biết hoạ sĩ Bùi Xuân Phái đă làm việc đến khi bệnh tật không cho phép ông cầm bút nữa. Tôi chợt nhớ, khi vẽ chân dung ông bằng sơn dầu, có lúc tôi thấy khuônn mặt ông trong chiếc mũ len cũ có ǵ đó giống vẻ mặt Renoir [2] . Và Renoir cho đến những phút cuối cùng của đời ḿnh c̣n nhờ buộc bút vẽ vào tay để vẽ, khi thấp khớp làm các ngón tay của ông tê cứng. Có lẽ thiên bẩm đă như một vị quan ṭa khắc nghiệt khiến các họa sĩ tài năng say mê đến vượt qua ca” đau đớn và mết mỏi của tuổi tác. Và chỉ có cái chết mới có thể bắt họ dừng cây bút vẽ mà họ vẫn c̣n nắm trong tay.

 

 

Nguyễn Đ́nh Đăng

Cái chết của họa sĩ

1987, sơn dầu, 100 x 146 cm

 

Tôi không tin ở mắt ḿnh khi ở nơi đây, xa tổ quốc hàng ngàn dặm, đọc báo và biết tin ông đă ra đi. Ngay cả sau khi biết đó là sự thật, tôi vẫn không khỏi h́nh dung tới một ngày kia, sau khi trở về, tôi sẽ lại đến thăm ông để sau khi chào ông, nghe ông nói vui vẻ: “À, anh Đăng ấy à, vào chơi!” Thật là đau đớn khi hiểu rằng không bao giờ tôi được nghe thấy tiếng ông nữa.

 

Những bức tranh của ông c̣n đó. Chúng sống măI với thời gian. Chúng đang và sẽ c̣n là một trong những niềm tự hào của hội họa Việt Nam. Hà Nội trong tranh của ông đă ăn sâu vào cách nh́n của người Hà Nội, tới mức mà nhiều người quá khích không h́nh dung Hà Nội nào khác ngoài “phố của ông Phái” . Phố Hà Nội đă là nguồn cảm hứng cho nghệ thuật của ông. Nghệ thuật của ông đă tạo nên một h́nh bóng mới cho phố Hà Nội. Nếu nói như Paul Valéry [3]: “Họa sĩ không vẽ cái ông ta nh́n thấy, mà vẽ cái sẽ được nh́n thấy” th́ quả thật họa sĩ Bùi Xuân Phái là một nhà tiên tri trong hội họa như vậy.

 

viết xong ngày 26 tháng 7 năm 1988 tại Dubna (ngoại ô Moscow)

 

___________

 

Chú giải:

 

[1] Nguyễn Đ́nh Đăng, Chân dung họa sĩ Bùi Xuân Phái, 1986, sơn dầu, Triển lăm mỹ thuật thủ đô tháng 10/1986 tại 19 Hàng Buồm, Hà Nội. (Chú thích năm 2006: Bức tranh này hiện ở trong sưu tập tư nhân tại Đức.)

 

[2] Pièrre Auguste Renoir (1841 – 1919) - họa sĩ Pháp, một trong những người khởi xướng hội họa ấn tượng.

 

[3] Paul Valéry (1871 – 1945) – thi sĩ Pháp, chịu ảnh hưởng của trường phái tượng trưng (symbolism), tác giả nhiều tiểu luận về hội họa, kiến trúc, vũ, v.v.