Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam chinh phục Tokyo
Cho đến tối hôm qua th́ có lẽ hơn 30 năm đă trôi qua kể từ khi tôi nghe nhạc
giao hưởng Việt
Do một sự t́nh cờ may mắn của số phận mà Đỗ Hồng Quân, Ngô Hoàng Quân, và tôi cùng
ngồi trên một chuyến tàu chở học sinh Việt
Ngày hôm qua, 4 tháng 10 năm 2004, tôi đă gặp lại hai người bạn cũ của ḿnh trong
một sự kiện văn hóa long trọng giữa thủ đô
Lần đầu tiên, DNGH quốc gia (DNGHQG)
Việt Nam “đem chuông đi đánh xứ…hoa anh đào”, sánh vai với 4 dàn
nhạc lớn khác của châu Á là DNGH Thượng Hải (Trung quốc), DNGH
Seoul (Hàn quốc), DNGHQG Malaysia, và DNGH
Osaka (Nhật bản). Theo quy định của chương tŕnh văn hóa này mà tôi đọc được từ
báo Japan Time - tờ báo hàng ngày
bằng tiếng Anh lớn nhất của Nhật
– mỗi dàn nhạc nói trên phải tŕnh bày ba tác phẩm:
tác phẩm thứ nhất phải được sáng tác bởi một nhà soạn nhạc của chính quốc
gia đó; tác phẩm thứ hai là một concerto - một
thể loại âm nhạc viết cho một nhạc cụ độc tấu và dàn
nhạc đệm – được
tŕnh diễn bởi một soloist (nghệ sỹ độc tấu) xuất
sắc nhất của dàn
nhạc đó; tác phẩm thứ ba là một giao hưởng thuộc loại
kinh điển thế giới mà dàn nhạc đó có thể chơi tốt nhất. Nghệ thuật là tiếng nói và bộ mặt của quốc gia, v́ thế đây
là dịp các nước “xuất chưởng”. Trông sang Trung quốc, soloist
của họ lần này là nghệ sỹ violon (sinh 1980) Huang Mengla
- người vừa đoạt giải nhất cuộc thi âm nhạc quốc tế danh tiếng mang tên Paganini lần thứ 49 năm 2002. Soloist của Hàn quốc là nghệ sỹ cello
danh tiếng Yang Sung-Won, tốt nghiệp
nhạc viện Paris và Đại học tổng hợp Indiana (Hoa kỳ), giáo sư cello đại học
âm nhạc Yonsei. Soloist của Malaysia là nghệ sỹ piano Musaffar Abdullah, tốt nghiệp Ecole Normale de Musique và nhạc
viện châu Âu tại Paris, người từng
đoạt nhiều giải thuởng tại các cuộc thi âm nhạc quốc tế.
Trong bối cảnh đó, chương tŕnh của DNGHQG
Việt nam cũng rất độc đáo v́ nó gồm toàn các tác phẩm không “dễ nghe” một
chút nào, đ̣i hỏi tŕnh độ cao của cả các nhạc công lẫn công chúng nghe nhạc.
Đó là Rhapsody
Vietnam [2]
của Đỗ Hồng Quân, concerto số 1 cung La thứ của Dmitri Shostakovich và giao
hưởng số 5 cung Rê thứ cũng của Dmitri Shostakovich. Nhật bản đài
thọ toàn bộ kinh phí cho DNGHQG Việt
Đối với công chúng Tokyo nói chung, hai
bất ngờ thú vị của DNGHQG Việt Nam có lẽ là: 1) chỉ huy DNGHQG
Việt Nam là một người Nhật - nhạc trưởng Tetsuji Honna - cố vấn âm nhạc và
đồng thời là nhạc trưởng của DNGHQG Việt Nam từ hơn 3 năm nay; 2) soloist
vĩ cầm (violin) của DNGHQG Việt Nam là Bùi Công Duy (sinh năm 1981).
Sau nhiều giải nhất trong các cuộc thi âm nhạc quốc tế, trong
đó có giải nhất cuộc thi âm nhạc quốc tế mang tên Tchaikovsky cho lứa tuổi thiếu niên
năm 1997 khi anh mới 16 tuổi, Bùi Công Duy hiện được giới phê b́nh
âm nhạc quốc tế coi là “ḥn ngọc của châu Á”. Báo chí
Nhật bản c̣n gọi anh là “một ngôi
sao đang lên của Việt
Ngoài hai bất ngờ nói trên, đối với cá nhân tôi c̣n có một bất ngờ thú vị
nữa: Giám đốc của DNGHQG Việt
Buổi ḥa nhạc diễn ra tại pḥng hoà nhạc của
Tokyo Opera City - một quần thể phục vụ cho âm nhạc
cao 54 tầng tọa lạc tại Shinjuku - một
trong những trung tâm lớn của Tokyo. Pḥng hoà nhạc nằm
trên tầng 3, được khánh thành năm 1997. Đây là một pḥng ḥa nhạc sang
trọng 1632 chỗ ngồi với toàn bộ nội thất được lát bằng gỗ sồi. Kiến trúc
trần h́nh tháp và công nghệ âm thanh hiện đại vào bậc nhất là điều kiện lư tưởng cho ḥa âm và đem lại cảm giác yên tĩnh
dễ chịu cho người thưởng thức.
Pḥng ḥa nhạc tại Tokyo Opera City
Mặc dù bên ngoài trời mưa khá to
nhưng thính giả đến rất đông, ngồi hầu như kín hết mọi chỗ.
Tuy về lư trí tôi hiểu rằng nhạc giao hưởng trong nước hiện nay phải tốt hơn nhiều so với
trước kia, nhưng những ǵ tôi nghe thấy đêm qua vẫn làm tôi thật sự ngạc nhiên
và kính nể, v́ tŕnh độ hiện nay của DNGHQG
Việt Nam đă hơn đứt những ǵ tôi đă từng nghe và nh́n thấy trong nước 30 năm về trước. Đại đa số các nhạc công đều trẻ, một số khá xinh đẹp…
Tôi không có ư định và cũng không thể diễn tả
lại âm nhạc bằng lời văn.
Tôi chỉ mô tả lại quang cảnh của buổi ḥa nhạc với hy
vọng truyền lại phần nào tới bạn đọc bầu không khí trong pḥng ḥa nhạc đêm
qua.
Sau Rhapsody Việt
Nam của Đỗ Hồng Quân – mà tôi đă từng được nghe lần đầu tiên vào năm 1985
tại Maxcơva – tiếng vỗ tay nổi lên rầm rĩ và kéo dài trong suốt thời gian Đỗ Hồng Quân đứng lên từ chỗ ngồi, bước
lên sân khấu, nhận hoa, cúi chào nhiều lần, và tiếng vỗ tay vẫn c̣n kéo dài sau đó.
Nhưng đến khi nghệ sỹ vĩ cầm Bùi Công Duy bước ra sân khấu th́ – suy bụng
ta ra bụng người – tôi chắc mọi người mới được một phen … thật sự kinh ngạc! Theo tôi th́ có lẽ đây là nhạc công Việt Nam …
đẹp trai nhất mà tôi từng thấy trong đời ḿnh: cao to dễ đến trên 1m 80, trắng trẻo, với một vẻ mặt đẹp và ngây thơ của một người thông minh
và có tài. Tôi tiếc là đă không chụp được bức h́nh nào
anh ta đang biểu diễn v́ quy định cấm chụp h́nh trong pḥng ḥa nhạc.
Bùi Công Duy
Bùi Công Duy chơi rất tuyệt! Tôi có cảm giác là anh không chỉ đơn thuần chơi với kỹ thuật
rất xuất sắc mà c̣n hơn thế. Anh
đă đạt được đẳng cấp mà hiếm người có thể vươn tới: “chơi
đàn như nói” . Anh chơi rất
lôi cuốn, nhưng đồng thời làm chủ được cảm giác của ḿnh. Những nốt harmonic của Duy rất vang,
sáng và trong trẻo…
Hợp âm cuối cùng của concerto số 1 cung La thứ
của Shostakovich do Bùi Công Duy
chơi cùng DNGHQG Việt
Sau giao hưởng số 5 cung Rê thứ của Shostakovich
với Bùi Công Duy là violon số 1 kết thúc, tiếng vỗ tay kéo dài lại nổi lên,
và nhạc trưởng Tetsuji Honna tuyên bố DNGHQG
Việt Nam sẽ chơi tặng thính giả một “encore” [3] ngắn - một
sáng tác của nhạc sỹ Việt Nam.
Buổi biểu diễn chỉ thật sự “hạ màn” sau khi các nhạc công Việt
Tại cuộc gặp gỡ ngắn ngủi sau buổi ḥa nhạc,
giám đốc DNGHQG Việt Nam Ngô Hoàng Quân nói với tôi: “Tôi nghĩ rằng kết quả hôm nay khá “hoành tráng” v́ khán giả
phần lớn là người Nhật. Họ chỉ vỗ tay nồng nhiệt khi họ thực sự thích. Thế mới là fair play”. Hoàng Quân muốn nói đến một số buổi biểu diễn của các dàn nhạc khác với rất nhiều “cổ động viên người nhà” trong
số khán giả. Tối 6 tháng 10 DNGHQG Việt
Nam sẽ tŕnh diễn tại Osaka. Tôi không nghi ngờ các nghệ
sỹ Việt
Gặp gỡ sau buổi ḥa nhạc. Từ trái sang phải: violinist
Mai Xuân Quỳnh, tác giả bài viết này,
giám đốc DNGHQG Việt Nam cellist
Ngô Hoàng Quân, và cellist Trần Thị Mơ.
Trên đường về vợ tôi nói: “Các nghệ sỹ của ḿnh thật đáng khâm
phục. Họ là những người suốt đời đeo đuổi nghệ thuật, lao động vất vả v́ nghệ thuật… Hy vọng xă hội Việt Nam sớm vươn tới mức có thể hiểu nổi giá trị của
họ, để đối đăi họ tốt hơn. Chứ như bây giờ
th́ nhiều khi những kẻ có tiền, có quyền lực, lại được “trọng vọng”, mặc dù rơ ràng là có rất nhiều đồng
tiền nhơ bẩn. Nghệ thuật dù sao cũng ngăn con người bớt làm những điều xấu
xa…”
Mưa vẫn c̣n rơi trên đường chúng tôi đi. Xen trong tiếng mưa rơi như có tiếng vĩ cầm của Bùi Công Duy. Những hạt mưa
bay xiên xiên chập chờn trước ánh đèn cao áp làm tôi liên tưởng tới chuyển
động của các archet [4]
của các nghệ sỹ Việt
Quả thật, có lẽ chỉ có nghệ thuật mới cứu rỗi được thế giới.
Nguyễn Đình Đăng
Chú giải:
[1] “phô" – phiên âm từ tiếng Pháp “faux”: sai, giả. Đây là tính từ các nhạc
sỹ Việt
[2] rhapsody - một loại tác phẩm âm nhạc giàu
cảm xúc, thường viết theo dạng tự do mang tính tùy hứng.
[3] encore - tiếng
Pháp có nghĩa là “một lần nữa”. Trong tŕnh diễn nghệ
thuật, từ này biểu thị nguyện vọng của công chúng muốn dàn nhạc, hay các nghệ
sỹ chơi nữa, hoặc là phần biểu diễn thêm của các nghệ sỹ nhằm đáp ứng yêu
cầu nói trên của công chúng.
[4] archet – (tiếng
Pháp) dụng cụ dùng có h́nh một cái cần dài với nhiều sợi tơ bằng lông đuôi
ngựa căng ở bên dưới để làm các cây đàn dây như violin, viola, cello, contrabass,
v.v. phát ra tiếng khi kéo trên dây đàn.