Giác quan thứ sáu
“Theo
đuổi chân lư và cái đẹp là lĩnh vực hoạt
động
mà ở
đó chúng ta được phép suốt đời là những
đứa trẻ con”.
Albert
Einstein
(1879 – 1955)
1) Món ăn “siêu thực”
80 về trước,
khi André Breton viết trong Hiến chương của chủ
nghĩa siêu thực (1924) rằng sứ mệnh cao nhất
của nghệ thuật siêu thực là ḥa hợp thế giới
của hiện thực nội tâm với thế giới của
hiện thực ngoại cảnh, ông đă khai sinh một
quan điểm sáng tác mới. Trong hội họa các bức
tranh siêu thực là thế giới “thực” của những
ǵ diễn ra trong “vô thức” thường hiện ra trong
các giấc mơ hay trong trí tưởng tượng của
một trạng thái hoang tưởng. Vẽ lại giấc
mơ của ḿnh, vẽ lại các h́nh ảnh do ḿnh tưởng
tượng ra không lệ thuộc vào bất cứ quy
ước, hạn chế nào của xă hội bên ngoài là một
trong những đường lối sáng tác của các họa
sỹ siêu thực.
Dưới góc nh́n
của một họa sỹ siêu thực cực đoan,
phong cách “hiện thực” (realism) hay “cực thực”
(hyperrealism) có thể là thừa, quá lắm chỉ là công việc
của nhà nhiếp ảnh, “trừu tượng” (abstractionism)
trở thành vô nghĩa, “pop-art” là những tṛ chơi nhảm
nhí, c̣n các biến tướng khác như “lập thể”
(cubism), “dă thú" (fauvism), “sơ khai” (primitivism), “tối thiểu"
(minimalism) v.v. chỉ là những tập toạng vụng về,
đôi khi lố bịch…
Chân lư
thường không được dễ dàng chấp nhận
ngay bởi đám đông. Khi Albert Einstein sáng tạo
ra thuyết tương đối hẹp (special theory of
relativity) vào năm 1905 nghe đồn là trên toàn thế giới
chỉ có non một tá các nhà bác học hiểu được
lư thuyết này. T́nh thế gay cấn tới mức
mà mà hội đồng Nobel, tuy đă linh cảm ông là thiên
tài, cũng phải mượn danh một công tŕnh khác là hiệu
ứng quang điện của ông để trao giải
Nobel cho ông vào năm 1921. Hội họa siêu thực chỉ
thực sự hấp dẫn đám đông khi đại
diện xuất sắc của trường phái này, đại
danh họa Tây ban nha Salvador Dali (1904 – 1989), đă “mở mắt”
cho công chúng thấy thế giới của các giấc
mơ, của vô thức, có thể được phơi
bày lồ lộ “hiện thực” đến mức
đáng kinh ngạc như thế nào dưới nét bút cực
“siêu" của ông. Một bức tranh siêu thực có thể
vừa truyền tải được các cảm xúc, ư
tưởng nghệ thuật cao siêu, lại vừa có thể
hấp dẫn thị hiếu của đám đông bởi
lối vẽ “siêu tinh tế” của hoạ sỹ. Điều
này cũng tương tự như âm nhạc của Mozart
vậy: những tiết tấu và giai điệu đẹp
đẽ làm rung động tâm hồn của
cả những người không am hiểu về âm nhạc.
Nói như thế có
nghĩa là làm một hoạ sỹ siêu thực không phải
dễ, v́ phải có cả hai phẩm chất: 1) trí tưởng
tượng phong phú với nhiều ư tưởng hay và 2) kỹ
thuật vẽ … “siêu" để muốn thể hiện
cái ǵ th́ có thể vẽ ngay cái đó không khó khăn ǵ. Đại đa số công chúng có thể không cảm
nhận được hết phẩm chất (1), nhưng
họ sẽ không dửng dưng nếu có phẩm chất
(2). Kỹ thuật vẽ tài t́nh sẽ
làm ư tưởng bức tranh trở nên sống động.
Sáu sự xuất hiện của
Lênin trên đàn đại duơng cầm (1931)
Do tính đa
phương diện mang nhiều ẩn dụ của nó, lại
liên quan nhiều với phân tâm học của Sigmund Freud
(1856-1939), nghệ thuật siêu thực từng bị bài
xích trong thời kỳ “chiến tranh lạnh” ở các
nước thuộc phe xă hội chủ nghĩa (XHCN),
đặc biệt là ở Liên Xô. Tại đây, những
người “kiểm duyệt” văn hóa, đa phần vô học
về mỹ thuật, lại không chịu t́m hiểu đến
nơi đến chốn, đă căn cứ vào một tác
phẩm của Dali tên là “Sáu sự xuất hiện của
Lênin trên đàn đại dương cầm” để chụp cho đại
danh họa cái mũ “chống cộng”, và từ đó bác bỏ
tất cả những ǵ liên quan đến hội họa
siêu thực. Chỉ đến khi Mikhail Gorbachev khởi
xướng “cải tổ”, vào khoảng năm 1985 một
nhà báo Liên Xô đă sang tận Tây Ban Nha phỏng vấn Dali.
Khi được hỏi là nghe đồn ông ghét nước
Nga, đại danh họa nói: “Tôi ghét nước Nga thế
nào được khi vợ tôi là người Nga!”. Ông c̣n bày tỏ sự ngưỡng
mộ của ḿnh với một dân tộc đă từng cứu
nhân loại khỏi họa phát-xít. Cuộc
phỏng vấn đó đă “phục hồi nhân phẩm”
cho Dali trong những bộ óc hẹp ḥi của các ông quan
liêu xô-viết. Hội họa siêu thực
được chính thức chấp nhận tại Liên Xô.
Hai năm trước khi Liên Xô tan ră, năm 1989, sau khi Dali
đă qua đời, một cuộc triển lăm lớn
đầu tiên của ông đă được tổ chức
tại Bảo tàng Mỹ thuật Pushkin tại Maxcơva.
2) Khẩu vị
“Phù Tang”
Nhật bản là một
nước có nền dân chủ thực sự từ sau
Đại chiến thứ Hai nhờ vào Hiến pháp năm
1946 của Nhật do người Mỹ viết ra. V́ thế ở đây không có những thứ kiểm
duyệt thô bạo, những cấm kỵ ngớ ngẩn
như từng gặp phải ở các nước XHCN
cũ và hiện vẫn c̣n đang diễn ra ở một số
nơi trên thế giới. Tuy nhiên, một thứ hội
họa như hội họa siêu thực vẫn không dễ
ǵ được “tiêu hóa” nhanh ở các xă hội Á Đông -
nơi truyền thống Khổng giáo và Phật giáo đă tạo
cho người ta thói quen phục tùng các ước lệ cứng
nhắc, cam chịu đối với các đấng bề
trên, nơi thế giới nội tâm của tự do cá nhân
thường ít khi được bộc lộ công khai ra
trước công chúng, đặc biệt trong những vấn
đề liên quan đến đời sống t́nh dục,
nơi nền dân chủ ra đời chậm hơn ở
Tây Âu vài trăm năm.
Hội họa
phương Tây được du nhập vào Nhật bản
chỉ từ thế kỷ 19, sau khi hoàng đế Minh Trị lên ngôi (1868). Tuy vậy,
các galleries tranh ở Nhật chỉ bắt đầu xuất
hiện sau Đại chiến thế giới thứ Hai,
và chỉ thực sự phát triển khoảng 40 năm về
trước, sau Thế vận hội Olympic Tokyo 1964. Nền
kinh tế “bong bóng” những năm 80 của Nhật cộng
với lễ giáo phong kiến và mặc cảm Á Đông có
thể là một trong những lư do khiến người Nhật
thích xài hàng “hiệu xịn” (brand names), thích dựa vào những
giá trị đă được tôn vinh, hơn là phẩm chất
thích mạo hiểm, phiêu lưu, tự tin vào chính ḿnh. Chính
v́ vậy mà ở Nhật các nhà sưu tầm tranh phần
lớn chỉ chú trọng đầu tư vào các tên tuổi
đă nổi danh, được bảo đảm bởi
các galleries danh tiếng, mặc dù giá các bức tranh này
thường bị thổi phồng, và không ít nhà sưu tầm
đă bị “lỗ” với lối “đầu tư"
như vậy. Số người mua tranh dựa trên sở
thích của riêng ḿnh gần đây có tăng lên nhưng vẫn
c̣n rất ít. Điều đó cũng giải
thích v́ sao ở Nhật người ta hầu như không
sưu tầm tranh trực tiếp từ họa sỹ mà
thường thông qua các galleries. Riêng ở
khu
3) Gallery Nike
Trong bối cảnh
đó giữ một gallery chuyên về hội họa siêu thực
như gallery Nike đ̣i hỏi một niềm say mê và tinh thần
gần như …“dũng cảm”. Chủ nhân của
gallery – bà Tomoko Arai – nguyên là một họa sỹ. Cuộc sống đắt đỏ ở
1) kiếm
sống được bằng hội họa;
2) có
học vấn về hội họa (học ở trường
mỹ thuật, học từ các họa sỹ, hay tự học);
3) triển
lăm liên tục tại các galleries, bảo tàng, các triển lăm
được mời và được hoạch định
trước;
4) đoạt
giải thưởng tại các triển lăm nói trên.
Mong
quư bạn đọc hiểu cho rằng các tiêu chí này rất
tương đối, và sẽ ngô nghê nếu hiểu chúng
một cách máy móc. Theo ư kiến của cá nhân tôi
th́ sự phân biệt này có lẽ chỉ hợp cho những
người cố chấp. Thực sự
chỉ có hai loại tranh “tranh đẹp” và “tranh xấu”. Về mặt thẩm mỹ th́ ai vẽ ra
chúng nói chung không quan trọng. Tuy nhiên trong một
số trường hợp, như trường hợp
đang nói đến ở đây, các tiêu chí trên cũng
đôi khi có ích. Thật vậy, trong số
300 ngàn người tự coi ḿnh là họa sỹ ở Nhật
số người đáp ứng được tiêu chí (1)
không nhiều. Phần lớn phải có một nghề
khác để sinh sống, hoặc sống dựa vào thu nhập của chồng. Bà
Arai là một phụ nữ độc thân. Cuộc sống như một hoạ sỹ của
bà đă giúp bà thấy rằng họa sỹ cần một
người trung gian làm cầu nối họ với công
chúng. Bà thấy được vai tṛ
trung gian này của các galleries. V́ thế
năm 1997 bà mở gallery lấy tên là “Nike” có biểu tượng
là nữ thần “Chiến thắng” của thần thoại
Hy-lạp. Đặt tại khu Ginza gần nhà hát
Kabukiza nổi tiếng, gallery Nike chuyên tổ chức các triển
lăm thiên về hội họa siêu thực, với các bức
tranh vẽ với kỹ thuật “tinh vi” mà bà Arai gọi
tóm là “sur” (siêu). Tiền thuê gallery ở khu
Gallery Nike
(tầng
2, nơi có treo tấm biển màu vàng)
Tôi gặp bà Arai lần
đầu tiên tại buổi khai mạc triển lăm Showa lần
thứ 39 (tháng 1 năm 2004) tại gallery Nichido, mà tôi là một
trong số 31 họa sỹ được mời dự
triển lăm. Buổi khai mạc diễn ra long trọng với
sự xuất hiện của bà Chieko Hasegawa, chủ gallery
Nichido – một phụ nữ nổi danh nhan sắc một
thời, vợ của ông Hasegawa - một nhà tư bản của
Nhật. Anh bạn họa sỹ người Nhật của
tôi giới thiệu tôi với một phụ nữ thấp
béo, tóc nhuộm hung đỏ, nói
năng sô bồ. Bà ta chỉ mấy bức
tranh của tôi và nói rằng gallery của bà rất thích treo
các bức tranh kiểu này. Người
phụ nữ đó là bà Arai.
4) Triển lăm “Giác
quan thứ sáu”
Sau
đó ít lâu tôi nhận được giấy mời tham dự
triển lăm nhóm 6 người tại gallery Nike. Sáu người
chúng tôi đă từng biết nhau qua các tác phẩm của
ḿnh tại triển lăm hàng năm của hội mỹ thuật
“Chủ thể” – thành lập vào năm 1964, tới nay có 136
hội viên. Thông thường sau khi đă
đoạt giải “Giai tác tác gia” (Tác giả có tác phẩm
đẹp) 3 lần của hội này (tức cần khoảng
10 đến 15 năm tham dự liên tục triển lăm hàng
năm) th́ bạn có thể trở thành hội viên của hội.
Mỗi lần tham dự triển lăm “Chủ thể” họa
sỹ không phải là hội viên phải nộp 80 USD cho bức
tranh thứ nhất, và khoảng 20 USD cho mỗi bức
tranh tiếp theo, nếu gửi trên một bức tranh. Mỗi người được gửi không quá
6 bức tranh. Tuy nhiên, nhiều lắm chỉ
có hai bức được chọn treo nếu kích thước
tổng cộng không vượt quá 2.0 x 2.6 m. Nếu tranh
được duyệt treo th́ phải nộp thêm khoảng
80 USD nữa. Các hội viên không phải
nộp tiền khi gửi tranh, và tranh cũng không cần phải
duyệt, nhưng phải đóng hội phí mỗi người
khoảng 500 USD hàng năm. Trong nhóm sáu
người chúng tôi triển lăm tại gallery Nike lần
này, năm họa sỹ Nhật bản đều là hội
viên hội “Chủ thể”. Chúng tôi sống ở các
thành phố khác nhau: Kanako Enomoto là dân Kanagawa; Nakako Nakagawa ở
Yokohama;Yusuke Okamoto ở Kyoto, Michihiro Hatake và tôi sống ở
Saitama – cạnh Tokyo; c̣n Takeshi Kadoya từ Hokkaido xa xôi đến.
Chàng T. Kadoya này c̣n là một tấm gương lao động đáng khâm phục. Nh́n những
bức tranh cỡ F130 (1.62 x 1.94 m) của anh tham gia đều
đặn các triển lăm hàng năm của hội mỹ
thuật “Chủ thể”, ít người biết rằng
đó là một thanh niên trẻ tuổi đă bị liệt
cả hai chân, phải ngồi xe lăn.
Tuy khác nhau về địa phương thậm chí về
dân tộc, chúng tôi có chung niềm hứng thú biểu hiện
thế giới nội tâm, thế giới của những
giấc mơ, của trí tưởng tuợng, của những
huyền bí trong vô thức trong các tác phẩm của ḿnh.
Enomoto buồn buồn kể về thế giới cô
đơn của một tuổi thơ đă đi qua, sự
bơ vơ của con người
trước thiên nhiên. Nakagawa bị lôi cuốn
bởi sự kỳ bí của lẽ sinh - tử.
Kadoya lại say sưa với các màu sắc và tạo h́nh
mang hơi hướng của châu Âu trung cổ với những
hiệp sỹ mặc giáp trụ trong một ḥa sắc lạnh.
Okamoto bị hấp dẫn bởi thế giới
tâm linh của Niết bàn với các ṭa sen, khói hương
và phụ nữ. C̣n tôi thích kết hợp
văn hóa của phương Đông và phương Tây trong
một thế giới của sự huyền bí với những
cảm giác khác lạ. Chính v́ thế mà triển lăm này
được đặt tên là “Giác quan thứ sáu” để
nói về khả năng biểu hiện bằng hội họa
những cảm nhận về thế giới của vô thức,
ngoài năm giác quan thông thường là thị giác (nh́n),
thính giác (nghe), khứu giác (ngửi), xúc giác (sờ) và vị
giác (nếm).
Các họa sỹ tham gia “Giác
quan thứ sáu”
Từ trái sang: ngồi: Y.
Okamoto, T. Kadoya, Nguyễn Đ́nh Đăng
đứng: K. Enomoto, M. Hatake,
N. Nakagawa
(ảnh
chụp tại ngày khai mạc triển lăm
Triển lăm “Giác
quan thứ sáu" khai mạc vào ngày 21 tháng 11 năm, kéo dài
8 ngày, đến hết ngày 28 tháng 11 với 30 bức tranh
kích thước từ F3 (22 x 27.3 cm) đến F15 (53 x 65.2
cm) có giá niêm yết từ vài trăm đến vài ngàn USD một
bức, tùy theo kích thước, kỹ thuật và sự tâm
đắc của tác giả.
Ảnh trái: Nguyễn
Đ́nh Đăng, “Quá khứ thức giấc” (2004) - một
trong các tác phẩm tham gia “Giác quan thứ sáu”
Ảnh phải: Các khách xem
triển lăm
5) Họa sỹ vẽ tranh bằng tẩy
Tranh đă treo lên tường.
Khách đang vào xem. Các họa sỹ và bè
bạn ngồi quanh bàn nước đặt ngay trong
gallery. Mấy chai vang Pháp hảo hạng
được mở nút. Đồ nhắm
được bà Arai bày ra bàn. Rượu
vào, lời ra. Chuyện tṛ nở như ngô rang. Bà Arai giới thiệu tôi với một họa sỹ
Nhật tên là Norio Shinoda. Tôi đă từng
xem tranh của ông triển lăm tại gallery Nike trước
đây. Các bức tranh với các chi tiết
như gân lá, nhụy hoa, các con sâu ḅ trên cọng cây khô v.v.
được vẽ rất chính xác và vô cùng tinh xảo.
Thoạt đầu tôi tưởng đó là tranh đồ
hoạ (như khắc gỗ, in kim loại,
in thạch bản, v.v.). Hóa ra tất cả được
vẽ chỉ bằng bút ch́ và tẩy! Đầu
tiên ông tô màu nền lên giấy cứng, để khô. Sau đó ông tô đen tất cả bằng bút ch́ mềm
9B. Cuối cùng ông dùng tẩy vót nhọn
như bút ch́ và vẽ lên nền đen đó. Mỗi một nét vẽ lại tẩy đi một
lớp màu đen và để lộ nền màu ở dưới
ra. Cứ như thế ông vẽ toàn bộ
bức tranh. Một bức tranh kích
thước F10 (45.5 x 53 cm) ông vẽ mất khoảng 4 tháng
trời. Lối vẽ này và chất lượng kỳ
lạ của các bức tranh là điểm đặc biệt
nhất trong sáng tạo của ông ta. Điều thú vị
tiếp theo là người đàn ông ngoài
50 tuổi ấy chưa từng một lần ra ngoại
quốc. Mọi thông tin về nghệ thuật thế giới
ông biết được chỉ thông qua sách báo phim ảnh
và các triển lăm tại Nhật. Ông than phiền là các bảo
tàng của Nhật thường chỉ thuê về các tranh của
các danh họa đă chết, trong khi ông rất muốn
được nh́n nguyên bản tranh của các đồng
nghiệp hiện đang sống tại các nước xem
họ vẽ vời như thế nào. Khi
được hỏi nếu bây giờ xuất
dương th́ ông thích đi nước nào trước
tiên. Ông trả lời: “Nước Đức, để
được tận mắt nh́n các tranh khắc của
Durer [1].”
Một
tác phẩm của họa sỹ N. Shinoda
Câu
chuyện của chúng tôi chuyển sang đề tài bản
sắc dân tộc. Ông nói: “Ở Nhật cũng có những
người luôn khăng khăng là phải giữ ǵn bản
sắc dân tộc, nhưng họ hiểu bản sắc khá
hẹp ḥi và thiển cận. Họ cho là phải bám lấy
truyền thống, khai thác truyền thống, với các áo
dài kimono, phong cảnh núi
Tôi
nói với ông Shinoda: “Trước khi sang Đức, xin mời
ông đến Việt
6) Các họa sỹ
thương mại
Bạn tôi, họa
sỹ Lê Huy Tiếp, khi được hỏi nghĩ ǵ về
một số họa sỹ bán được tranh rất
chạy ở Hà Nội, đă trả lời như sau: “Tôi
kính trọng những người làm ra tiền thậm chí
nhiều tiền bằng sức lao động của ḿnh.
Nhưng mong các vị hiểu cho rằng bán
được nhiều tranh không đồng nghĩa với
vẽ đẹp, và vẽ đẹp không có nghĩa là dễ
bán được tranh.”
Tôi và
họa sỹ Hatake đă dạo một ṿng xem vài galleries
như vậy. Sau khi xem một gallery nổi
tiếng đang triển lăm tranh của một họa sỹ
trẻ vẽ như …ảnh kiểu đó, Hatake hỏi cảm
nghĩ của tôi. Tôi nói tôi thấy những
bức tranh đó không khác “truyền ảnh” là mấy.
Tôi chỉ thấy kết quả lao
động của bàn tay, chứ không thấy con tim và khối
óc đâu. Đấy là “thuật” nhưng không
phải “mỹ thuật”. Trở về
gallery Nike, một số khách khứa cũng là họa sỹ
hỏi chúng tôi vừa đi xem những ǵ và cảm tưởng
của chúng tôi về triển lăm tại gallery nói trên, Hatake
nói: “Anh Đăng nói rằng không thể gọi đó là “mỹ
thuật”!” Bà Arai liền phụ họa: “Chính xác! Nhật bản
không thiếu các technicians (kỹ thuật viên) kể cả
trong hội họa. Tôi không nh́n vào tranh họ
mà chỉ xem giá tranh của họ có bao nhiêu số không
đằng sau!”
7) Vị khách đặc biệt
Tháng
10 năm 2004, khi về Việt Nam dự hội nghị vật
lư châu Á – Thái B́nh Dương lần thứ 9 tại Hà Nội,
tôi có dịp gặp lại người bạn cũ sau 12
năm trời xa cách – nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Tuy xa
mặt nhưng không cách ḷng: Tôi vẫn theo
dơi những tác phẩm mới của anh công bố trên
internet, và những sóng gió xung quanh con thuyền đơn
độc của anh trên cái ao văn chương vốn ít
tĩnh lặng của Việt
Trở lại
Chúng tôi nói chuyện xung quanh các biến
đổi hiện nay ở Việt
Từ trái sang: Dịch giả
Kato, bà Arai - chủ gallery
tại “Giác quan thứ sáu”
8) Thay lời kết
Chủ nhật trời nắng rực
rỡ. Tôi chuẩn bị ra
gallery sớm hơn thường lệ v́ hôm nay là ngày cuối
cùng, khách thường đến đông hơn các ngày khác.
Vợ
tôi nhắc:
-
Bố nhớ mang
thêm cái áo len đi nhé. TV nói chiều nay sẽ trở gió
đấy!
-
Lúc nào mẹ cũng
lo cho bố thế! - tôi nói
-
Chứ c̣n ǵ nữa!
Bố là tài sản của gia đ́nh mà.
Tôi
chợt nhớ đến câu nói của Hippocrate [4]: “Ars longa, vita brevis” có nghĩa là
“Nghệ thuật th́ dài, cuộc
đời th́ ngắn”.
Nguyễn
Đ́nh Đăng
____________
Chú giải:
[1]
Albrecht Durer (1471 – 1528), họa sỹ vĩ
đại nhất của nước Đức thời
Phục hưng, nổi tiếng v́ những tranh đồ
họa rất tinh xảo. Ông c̣n là một nhà
lư thuyết về luật viễn cận và tỉ lệ
người.
[2]
Dominique Ingres (1780 – 1867), họa sỹ Pháp thuộc trường
phái tân cổ điển (neo-classicism), nổi tiếng v́
các bức chân dung với các đường nét hoàn hảo theo lối vẽ hàn lâm nhưng lại chứa
đầy cảm xúc.
[3]
Mượn danh từ của bài “Cái tâm có lăi bằng ba cái
tài” của Hà Nhân Văn L.L.H.
[4]
Hippocrates (470 – 377
trước CN), bác sỹ Hy lạp,
được coi là ông tổ của y học.