English

 

Nhà văn Việt Nam của tôi*)

                                                                                                  

“Đối với tôi điều lư thú nhất trong nghệ thuật là nhân cách của nghệ sỹ;

nếu nhân cách đó xuất chúng, tôi sẵn ḷng tha thứ cả ngàn lỗi lầm.”

 

W. Somerset Maugham (1874 – 1965)

 

 

 

Như nhiều người Việt Nam sinh ra cuối những năm 50 của thế kỷ trước, tôi có một tuổi thơ trôi qua trong chiến tranh chống Mỹ, có nghĩa là phải đi sơ tán, rất thiếu thốn về vật chất, ăn cơm độn 70% bột ḿ, da trâu thay thịt, và lá khoai lang thay rau xanh. Thời đó dĩ nhiên là nông thôn và cả thành thị đều không có điện nói chi đến TV, máy vi tính, tṛ chơi điện tử, và internet như bây giờ. Thời đó một trong những thú vui của tôi là đọc sách. Tôi không thể nhớ hết các sách tôi đă đọc. Tuy nhiên những cuốn sách gây ấn tượng mạnh nhất trong thời thơ ấu của tôi là: “Truyện cổ Grimm” của anh em Grimm (Hữu Ngọc dịch), “Những người khốn khổ” của Victor Hugo (bản dịch của nhóm Lê Quư Đôn) và “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung (dịch giả Phan Kế Bính, hiệu đính Bùi Kỷ). Tất cả đều là văn học nước ngoài. Tiếp theo đó là một loạt các tác phẩm khác, cũng của văn học nước ngoài, như “Không gia đ́nh” của Hector Malot, “Miếng da lừa” của Honoré de Balzac, kịch của Molière, kịch của Shakespeare, Iliad và Odyssey” của Homer, kịch của Eschilles, Don Quichotte của Cervantes v.v. Sau các tác phẩm văn chương vĩ đại đó của nhân loại, văn học Việt Nam của tất cả mọi thời kỳ (trừ một số ít tác phẩm thi ca) thực sự không gây cho tôi một hứng thú ǵ đặc biệt…

 

…. cho đến năm 1989.

 

Lúc đó công cuộc “đổi mới” ở Việt Nam đă bắt đầu được vài năm. Nhiều sách, bài viết, thơ phú, được xuất bản với nội dung mà trước đó nhiều năm, nếu công bố, có thể khiến cho tác giả của chúng phải ngồi tù hoặc lĩnh cái án vô h́nh không biết bao giờ mới được xóa. Tôi đang nghiên cứu vật lư tại Dubna (Nga). Một buổi tối anh bạn Việt Nam pḥng bên chạy sang cho tôi mượn mấy tờ báo   tạp chí  trong nước gửi sang. Tôi không nhớ là sau bao nhiêu năm tôi mới được đọc một nhà văn Việt Namlại cảm thấy thực sự bị lôi cuốn đến như vậy. Nhà văn đó là Nguyễn Huy Thiệp.

 

 

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

( họa bút ch́ của Nguyễn Đ́nh Đăng, 1990)

 

Từ đó hễ có truyện ngắn nào của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện là chúng tôi truyền tay nhau đọc kỳ hết, với cảm giác như đọc truyện kiếm hiệp của Conan Doyle, tức là đă cầm lên là phải đọc một mạch từ đầu đến đuôi. Sau đó là những cuộc bàn luận của chúng tôi quanh bàn nước ở Dubna, ở Maxcơva. Tới mức mà mỗi khi nói đến văn học Việt Nam đương đại, Nguyễn Huy Thiệp là cái tên đầu tiên và duy nhất luôn nhảy ra trước mắt tôi. Tôi trở thành “fan” của Nguyễn Huy Thiệp lúc nào không biết. Mà đă là fan tức là bỏ ngoài tai tất cả những ǵ người ta nói nhằm hạ uy tín “thần tượng văn chương” của ḿnh. Thay cho việc diễn giải tràng giang đại hải tại sao tôi thích văn của Nguyễn Huy Thiệp, tôi chỉ trích dẫn ra đây câu nói của Pablo Picasso: “Nghệ thuật không phải là sự áp dụng một khuôn mẫu của cái đẹp mà là cái mà trực giác và bộ óc có thể cảm nhận vượt ra bên ngoài tất cả các khuôn mẫu. Khi ta yêu một người đàn bà, ta không đo đạc tứ chi của cô ta”.

 

Tôi cũng là một họa sỹ [1]. Mà đă là họa sỹ th́ hay vẽ chân dung tất cả những người mà ḿnh yêu và thích, bắt đầu từ bố, mẹ, anh, chị, vợ, con. Sau đó đến bạn bè, người quen. Cuối cùng là những người có tài mà ḿnh ngưỡng mộ. V́ thế, khi trở về Hà Nội vào tháng 1 năm 1990, người đầu tiên tôi t́m gặp là Nguyễn Huy Thiệp … để vẽ chân dung. Lúc này tôi đă đọc khá nhiều truyện ngắn của anh như “Tướng về hưu”, “Phẩm tiết”, “Vàng lửa”, tập “Những ngọn gió Hua Tát”, v.v. - những tác phẩm ngày hôm nay không ai không thể không nhắc đến khi nói về văn học Việt Nam đương đại.

 

* * *

 

Tôi không biết anh ở đâu nên chạy t́m anh khắp thành phố. Cuối cùng một ông già trông xe đạp trước cửa một nhà phát hành sách giáo khoa của Bộ Giáo dục nói với tôi:

 

- Nguyễn Huy Thiệp chứ ǵ? Ở Nhà xuất bản giáo dục 19 Lê Thánh Tông kia! Đâu có ở đây.

 

Trong một căn pḥng chật hẹp, không đủ ánh sáng, cửa sổ có song trông như cửa nhà giam, một nhóm độ 4 – 5 người, trong đó có hai đàn ông, đang cặm cụi làm ǵ đó như viết hay vẽ. Một lát sau th́ tôi biết được họ đang can lại các h́nh vẽ cũ để in vào các tái bản sách giáo khoa. Tôi hỏi anh Thiệp. Một người đàn ông mặt đen, trông như nông dân, ngửng lên. Tôi tự giới thiệu. Té ra anh cũng nghe nói về tranh của tôi. Như vậy rất tiện. Tôi đề nghị vẽ chân dung anh. Người đàn ông ngồi cạnh năy giờ im lặng, đột nhiên nói chen vào:

 

- Vẽ à? Vẽ ở đây có được không?

 

Sau này có người nói với tôi là anh Thiệp bị “người ta” kèm, giám sát. Mới đầu tôi không tin. Nhưng những việc mà tôi sẽ kể bên dưới này cho thấy không phải tự dưng mà có những lời đồn đại như vậy. Làm như không để ư đến câu nói đó, anh Thiệp mời tôi xuống quán cà-phê bên kia đường. Người Việt Nam luôn giải quyết các công việc quan trọng ở quán nước. Lần gặp gỡ đầu tiên đó tôi không mang theo giấy bút vẽ. Chúng tôi chỉ nói chuyện. Tôi không nhớ chi tiết chúng tôi nói những ǵ, trừ một câu rất ấn tượng của anh Thiệp:

 

- Tôi như người xẻ thịt con lợn, chỉ moi lấy tim, c̣n tất cả thịt, xương, ḷng th́ vứt đi.

 

Tôi hiểu cách nói và niềm tự tin quá lộ liễu của anh Thiệp đă khiến nhiều người cảm thấy bị xúc phạm. Tài năng của một người thường kéo theo sự ghen ghét của nhiều người khác. Người khởi xướng trường phái hiện thực trong văn học Anh nhà văn Henry Fielding (1707-1754) từng nói đại ư: “Một số người bị người khác chống lại v́ có cái thứ mà nguời khác không có.” (Nguyên văn: “Some folks rail against other folks, because other folks have what some folks would be glad of.”). Cụ Nguyễn Du (1765 – 1820), sinh sau Fielding hơn nửa thế kỷ, “khả úy” hơn, đă tổng kết:

 

Có tài mà cậy chi tài,

Chữ “Tài” liền với chữ “Tai” một vần.

 

Tôi mời anh Thiệp đến nhà tôi để vẽ các kư họa chuẩn bị bằng bút ch́. Tôi vẽ chi tiết chân dung anh, đôi tay, hai bàn chân, toàn bộ dáng ngồi trong ghế bành. Tôi đến cả quán cà-phê nọ để vẽ cái ghế mây thấp lùn anh Thiệp từng ngồi [2]. Phần c̣n lại của bố cục bức tranh sơn dầu (kích thước 97 x 130 cm) là tưởng tượng của tôi. Phía sau anh, tôi vẽ các nhân vật từ các truyện ngắn của anh, trong đó có vua Quang Trung đầu lộn xuống, vua Gia Long mặt là h́nh người đàn bà khỏa thân dán ốp lên, v.v. Ở góc trên bên trái bức tranh, tôi vẽ chân dung các vĩ nhân văn chương và văn hóa thế kỷ XIXXX, Victor Hugo, Sigmund Freud, Anatole France, Guy de Maupassant, Alexander Soljenitsin, Fedor Dostoevsky, và Boris Pasternak - những người mà tôi thấy có sự tương đồng trong tác phẩm của họ và tác phẩm của Thiệp. Các chân dung này hiện ra như những đám mây. Ở phía bên phải tôi vẽ cảnh đoàn lạc đà đi trên sa mạc với mấy con chó chạy đằng sau: “Chó cứ sủa, đoàn lạc đà cứ đi” (Les chiens aboient, la caravane passe). Đàn lạc đà biến dần thành đàn chim bay lên trời. Anh Thiệp ngồi trên ghế salon nhà tôi. Cái ghế bay lơ lửng trên một bậc tam cấp làm bằng đá hoa cương. Phải chăng đó là bậc tam cấp lên đỉnh Parnasse [3]? Sóng biển đập vào một phía bậc tam cấp. Bên kia là đại dương mênh mông đưa những gợn sóng dài và hùng vĩ đến một bức tường đầy những lỗ đạn đang rỉ máu. Dưới chân anh Thiệp ngồi tôi vẽ ếch nhái, rắn rết, ốc sên, chuột cống có chân giống như chân người…

 

 

Nguyễn Đ́nh Đăng

Giấc mơ nghệ sỹ (Chân dung nhà văn Nguyễn Huy Thiệp)

sơn dầu trên vải, 97 x 130 cm, 1990

 

Hồi đó, mỗi khi tôi vẽ xong một bức tranh to, tôi thường tổ chức một buổi gặp mặt nhỏ tại pḥng khách nhà tôi, mời một số họa sỹ tới cùng uống rượu và ngắm tranh. Trong số họ, có cả họa sỹ Nguyễn Sáng và thi sỹ Trần Dần. Nhưng ba vị khách thường hạ cố đến chơi là Bùi Xuân Phái, Mai Văn Hiến, và Lê Huy Tiếp. Sau khi ông Phái qua đời (1988), ông Hiến và anh Tiếp vẫn thỉnh thoảng tới nhà tôi.

 

Lần ấy, sau khi hoàn thành “Chân dung nhà văn Nguyễn Huy Thiệp”, tôi cũng tổ chức một buổi vernissage [4] như vậy. Các vị khách đă đến đầy đủ mà anh Thiệp vẫn không thấy tăm hơi. Vào năm 1990 điện thoại (chứ chưa nói điện thoại di động) chưa phổ biến như bây giờ. Tôi chắc có chuyện ǵ đó đă xảy ra với anh Thiệp. Măi tới năm giờ chiều, sau khi khách khứa đă về từ lâu, Nguyễn Huy Thiệp mới xuất hiện. Lư do: Anh được công an cho xe đến tận chỗ làm việc “mời” lên sở hỏi một số việc.

 

Vào những năm đầu 90, Thiệp là nhà văn thuộc loại “có vấn đề”. Các truyện ngắn của anh gây nhiều cuộc tranh căi nóng bỏng trên văn đànbáo chí Việt Nam cũng như trong dân chúng. Để lọt qua kiểm duyệt tại triển lăm cá nhân năm 1991 của tôi tại Hà Nội tôi đă buộc phải đổi tên bức tranh từ “Chân dung nhà văn Nguyễn Huy Thiệp” thành “Giấc mơ của nghệ sỹ”. Anh Thiệp có vẻ thích bức tranh. Anh nói với tôi: “Nếu tôi có tiền tôi sẽ mua bức tranh này”.

 

Năm 1992 tôi nhận lời mời Đại học Tổng Hợp Kỹ thuật Munich và viện Vật lư Hạt nhân Quốc gia Italia sang làm việc tại Đức rồi Italia. Trước khi đi tôi được tin pḥng viết của anh Thiệp ở phố Quan Thánh bị công an đến khám xét. Nhiều giấy tờ bị tịch thu. Nghe nói có cả một số h́nh vẽ tôi minh họa truyện ngắn của anh [5]. Tôi lên đường mà không kịp chia tay với anh.

 

 

* * *

 

Công việc nghiên cứu khoa học của tôi khiến tôi ở ngoại quốc nhiều hơn ở trong nước. Sau khi sang Nhật và làm việc tại viện Nghiên cứu vật lư hóa học Nhật bản, có lần tôi nghe nói anh Thiệp “không bị bắt” (tôi chẳng rơ anh có tội ǵ để phải bị bắt!), nhưng “hầu như không viết văn”, “bỏ đi tu”, rồi sau đó lại nghe nói anh “mở quán ăn” v.v. Măi cho đến cách đây mấy năm tôi mới lại thấy truyện của anh xuất hiện:  Chuyện ông Móng” với câu kết bất hủ: “Nghề hót phân trên đời là nhất!”, “Chuyện t́nh kể trong đêm mưa”, v.v. Truyện ngắn nào của anh tôi cũng thấy có những điểm rất quư giá. Chúng như những viên kim cương: nhỏ nhưng sáng chói, với muôn vàn tia ngũ sắc tỏa ra khi ánh sáng chiếu vào. Kim cương giả không làm sao sáng lấp lánh được như những viên kim cương thật v́ giả th́ bao giờ cũng là …giả. Kể cả tập tiểu thuyết đầu tay của anh “Tuổi hai mươi yêu dấu” tôi cũng đọc liền một đêm từ đầu đến đuôi. Sau đó là “vụ” “Tṛ chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn” với các bài viết đủ thượng vàng hạ cám khen chê tóe lửa trên báo giấy và báo điện tử. Anh Thiệp im lặng. Cho tới khi các bài “phê b́nh” đă chất đống, đánh đùng một cái trên trang web các tác phẩm mới chưa in của anh [6] xuất hiện vở kịch “Mổ nhà văn”. Tôi đọc mà không nhịn được cười, thầm phục cái tài trả lời rất cao thủ của anh. Văn của anh Thiệp luôn là như thế, nó không để cho người khác được “yên thân”. Một nhà văn “lăo làng” của Việt Nam đă có lần phải thốt lên: “Sau Nguyễn Huy Thiệp, ai cũng cảm thấy ḿnh không thể viết như trước được nữa.”

 

Tôi rất muốn gặp lại anh, sau bao nhiêu năm trời xa cách…

 

Tháng 10 vừa qua, trong dịp về nước dự hội thảo vật lư, tôi đă gặp lại Nguyễn Huy Thiệp. Chúng tôi hẹn nhau tại một tiệm ăn. Hà Nội của thời kinh tế thị trường có nhiều “độc chiêu”. Tới khi cậu phục vụ giới thiệu: “Nhà hàng chúng cháu có rau khoai lang xào”, th́ anh Thiệp kêu lên:

 

- Cả đời tao đă ăn rau khoai lang rồi mà mày c̣n định cho tao ăn nữa hay sao?          

 

Cậu phục vụ c̣n rất trẻ, gọi anh Thiệp bằng bác. Có lẽ cậu không phải trải qua cái thời kỳ khốn khó khi chúng tôi phải ăn lá khoai lang thay rau. Bây giờ lá khoai lang lại hóa ra là đặc sản. Nhưng với tôi lá khoai lang măi măi vẫn chỉ là lá khoai lang mà thôi. Chúng tôi lại nói chuyện say sưa. Tôi có cảm giác như mười mấy năm xa cách đă bay biến đâu mất. Anh Thiệp tặng tôi tuyển tập truyện ngắn mới in của anh. Sách in đẹp, b́a cứng có h́nh minh họa của cố họa sỹ Bửu Chỉ, gắn dây vàng để đánh dấu [7]. Ở trang đầu anh Thiệp ghi: “Thân mến tặng Nguyễn Đ́nh Đăng.” Bên dưới là chữ kư và dấu triện đỏ của anh như ở bên Nhật vậy…

 

* * *

 

Bạn đă đọc “Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt” của Nguyễn Huy Thiệp chưa [ 8 ]? Có thể bạn đă đọc rồi, nhưng chắc có ít bạn đọc nó trong khi đi trên tàu điện ngầm ở Tokyo như tôi. Cảm giác thật lạ. Khi tàu dừng ở ga tôi phải ra cũng là lúc tôi vừa đọc xong. Tôi đi trong nhà ga mà như đi trong giấc mơ, nh́n ra phía trước có vầng sáng của lối đi lên. Thế nhưng thay vào chỗ thang cuốn đang chạy tôi lại thấy một bầu trời hiện ra với cánh đồng lúa bên dưới. Bầu trời không yên tĩnh mà cuồn cuộn mây. Các đám mây đôi chỗ thủng ra để lộ da trời màu xanh cobalt. Trên nền xanh cobalt đó xuất hiện một cánh chim trắng đơn độc, vừa bay vừa cất tiếng kêu. Mặc dù tiếng gió thổi, tiếng lao xao của đồng lúa, tiếng vịt trời, le le, ṃng két, cùng các tạp âm khác, tiếng chim nghe vẫn rất rơ, bởi nó trong sáng, dội xuống từ trên cao, ở một cung bậc hoàn toàn khác.

Nguyễn Đ́nh Đăng

Tokyo 2/12/2004

_________

 

Chú giải:

 

*)   Bài này đă được đăng tại eVăn ngày 8/12/2004 – trang văn học của VNExpress. Những đoạn in màu đỏ trong bài là những phần eVăn cho là “nhạy cảm” nên đă cắt bỏ hẳn hoặc thay bằng từ khác.

Sau đó (trích đoạn của) bài này cũng đă được đăng tại tạp chí (giấy) Ngày Nay – cơ quan công luận của hiệp hội CLB UNESCO Việt Nam - số 24-2004 (15 – 30.12.2004), trang 14. Trong bản đăng tại Ngày Nay ban biên tp đă cắt bỏ toàn bộ khổ đầu tiên cũng như phần liên quan đến bức tranh sơn dầu “Giấc mơ nghệ sỹ (Chân dung nhà văn Nguyễn Huy Thiệp)”. Ngoài ra nhiều chi tiết khác cũng bị ct bỏ như các câu:

 

-         Nhiều sách, bài viết, thơ phú, được xuất bản với nội dung mà trước đó nhiều năm, nếu công bố, có thể khiến cho tác giả của chúng phải ngồi tù hoặc lĩnh cái án vô h́nh không biết bao giờ mới được xóa."

-          Mà đă là fan tức là bỏ ngoài tai tất cả những ǵ người ta nói nhằm hạ uy tín “thần tượng văn chương” của ḿnh.”,

 

-          cửa sổ có song trông như cửa nhà giam”,

 

-          Người đàn ông ngồi cạnh năy giờ im lặng, đột nhiên nói chen vào:

- Vẽ à? Vẽ ở đây có được không?

Sau này có người nói với tôi là anh Thiệp bị “người ta” kèm, giám sát. Mới đầu tôi không tin. Nhưng những việc mà tôi sẽ kể bên dưới này cho thấy không phải tự dưng mà có những lời đồn đại như vậy. Làm như không để ư đến câu nói đó,

 

-          cảm thấy bị xúc phạm. Tài năng của một người thường kéo theo sự ghen ghét của nhiều người khác. Người khởi xướng trường phái hiện thực trong văn học Anh nhà văn Henry Fielding (1707-1754) từng nói đại ư: “Một số người bị người khác chống lại v́ có cái thứ mà nguời khác không có.” (Nguyên văn: “Some folks rail against other folks, because other folks have what some folks would be glad of.”). Cụ Nguyễn Du (1765 – 1820), sinh sau Fielding hơn nửa thế kỷ, “khả úy” hơn, đă tổng kết:

 

Có tài mà cậy chi tài,

Chữ “Tài” liền với chữ “Tai” một vần.

 

-“…  “không bị bắt” (tôi chẳng rơ anh có tội ǵ để phải bị bắt!), nhưng…”

 

-          Kể cả tập tiểu thuyết đầu tay của anh “Tuổi hai mươi yêu dấu” tôi cũng đọc liền một đêm từ đầu đến đuôi. Sau đó là “vụ” “Tṛ chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn” với các bài viết đủ thượng vàng hạ cám khen chê tóe lửa trên báo giấy và báo điện tử. Anh Thiệp im lặng. Cho tới khi các bài “phê b́nh” đă chất đống, đánh đùng một cái trên trang web các tác phẩm mới chưa in của anh [6] xuất hiện vở kịch “Mổ nhà văn”. Tôi đọc mà không nhịn được cười, thầm phục cái tài trả lời rất cao thủ của anh.”

 

Ban Biên tp Ngày Nay không trao đi vi tác giả v nhng ct xén này.

Nhân việc biên tập cắt xén nói trên, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc vở kịch ngắn “Người lính cứu hỏa” của Vladimir Polyakov.

 

[1] Xem trin lăm tranh của Nguyễn Đ́nh Đăng trên internet tại: http://ribf.riken.go.jp/~dang/page1VN.htm

 

[2] Xem các kư họa chuẩn bị cho “Chân dung nhà văn Nguyễn Huy Thiệp” trên internet tại: http://ribf.riken.go.jp/~dang/dessins/NHThiep/Thiep_sketch.html

 

[3] Parnasse: theo thần thoại Hy lạp, núi Parnasse là nơi ngự của thần Apollon và 9 nữ thần là Calliope (cầm bảng viết) bảo hộ anh hùng ca, Clio (cầm một cuộn giấy) - lịch sử, Erato (cầm cây đàn lyre) – thơ t́nh, Euterpe (cầm cây sáo) – âm nhạc, Melpomene (cầm mặt nạ đau khổ) – bi kịch, Polyhymnia (có vẻ mặt suy tư) – thi ca thần thánh, Terpsichore (nhảy múa với cây đàn lyre) – múa, Thalia (cầm mặt nạ cười) – hài kịch, Urania (cầm quả cầu bầu trời) – thiên văn.

 

[4] Vernissage (tiếng Pháp): nghĩa đen là “quét dầu bóng”. Trước kia từ này dùng để chỉ một ngày trước khai mạc triển lăm. Trong ngày đó họa sỹ phủ dầu bóng lên tranh và hoàn thành nốt những chấm phá cuối cùng trước khi bức tranh ra mắt công chúng. Ngày nay từ “vernissage” dùng để chỉ ngày khai mạc bức tranh hoặc pḥng triển lăm, khi họa sỹ mời các bạn bè, khách khứa của ḿnh đến xem. Sau đó pḥng tranh mới chính thức mở cửa cho công chúng.

 

[5] Tác giả bài này chỉ c̣n giữ được một số photocopy có thể thấy trên internet tại: http://ribf.riken.go.jp/~dang/dessins/old_dessins/minhoa/minhoa.html

 

[6] http://nguyenhuythiep.free.fr/

 

[7] Nguyễn Huy Thiệp, Truyện ngắn (Nhà xuất bản Trẻ & Cty Văn hóa phương Nam, t.p. HCM, 2003)

 

[8] Nguyễn Huy Thiệp, Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt, trong: Nguyễn Huy Thiệp - Truyện ngắn (Xem [3] ở trên), trang 549.