Hà Nội ám ảnh *)

 

truyện ngắn của Nguyễn Đình Đăng

 

 

 

Tặng L.H.T.

 

gGió đâu xịch bức mành mành,

Tỉnh ra mới biết là mình chiêm bao.h

trích Truyện Kiều

Nguyễn Du

 

 

            An chậm dãi trộn keo Flamand1 với sơn dầu trắng và xanh rêu đất2 trên palette3, tạo ra một hợp chất dẻo và mịn. Anh dùng bút bẹt to bản phết hợp chất đó lên nền toile lanh đã được phủ hai lớp keo Gesso4 màu hung và được đánh giấy ráp nhẵn bóng. Những đám mây chỗ xốp chỗ trong dần dần hiện ra dưới vệt bút của anh. An dùng lam cẩm thạch5 vẽ da trời lộ ra sau đám mây. Cái nền trơ nhẵn cách đây nửa giờ đồng hồ nay đột nhiên có chiều sâu. Bức tranh bắt đầu gthởh.  An khoan khoái lùi cái ghế có bánh xe anh đang ngồi ra xa bức tranh một chút để ngắm toàn bố cục. Ghế đụng vào đống tranh xếp úp mặt vào tường phía sau lưng anh. Căn phòng vẽ từ lâu đã trở nên quá nhỏ vì số tranh và kích thước từng bức ngày một tăng. An nghĩ đến ngôi nhà của mình tại Hà Nội. Một tháng sau khi tòa nhà đó được xây xong, An cùng vợ con lên máy bay sang Tokyo. Chuyến đi dự định lúc đầu có vài tháng. Đến nay hơn 10 năm đã trôi qua, gia đình An vẫn sống ở Nhật. An thích cuộc sống ở Tokyo. Ở đây khi ra phố trông mình cũng không khác người Nhật. Đồ dùng, đồ ăn thức uống ở đây không thiếu thứ gì, kể cả đồ ăn Việt Nam. Xã hội Nhật an toàn. Người Nhật rất văn minh lịch sự. Đặc biệt dịch vụ ở Nhật thì tuyệt hảo. An và vợ con đã từng sống ở vài nơi ở châu Âu. Song, từ khi đến Nhật, An đã quên hẳn cái cảm giác buồn thê lương mỗi khi nhìn ánh mặt trời lạnh lẽo lặn trên các cánh đồng xa. Gần đây An bắt đầu tham gia các triển lãm lớn ở Nhật. Anh cũng đã vài lần triển lãm tranh cá nhân tại Tokyo. An đã quen biết một số bạn bè nghệ sỹ của Nhật, những người luôn tay bắt mặt mừng mỗi khi gặp anh tại các buổi khai mạc triển lãm. Các bạn nghệ sỹ Nhật năm nào cũng chờ đợi xem tranh của An. Kể cả bức tranh cỡ 1,62 x 1,94m An đang vẽ đây. Anh hy vọng nó sẽ lại đưc họ chú ý, như những lần triển lãm trước, khi các đồng nghiệp Nhật dừng hồi lâu trước bức tranh của anh tại Bảo tàng Mỹ thuật Trung ương Tokyo. Nhiều người lại gần dí sát mắt nghiên cứu các chi tiết mà An vẽ c không cần tới kính lúp.

          Vì thế An ước ao có một studio ở đây, tại Tokyo này, chứ không phải ở Hà Nội.  Anh ước gì có thể bê cả ngôi nhà của mình từ Việt Nam sang Nhật.

          Có tiếng cửa mở. V An đi chợ về, hai tay xách hai túi to đựng thực phẩm mua ở siêu thị.

          - Có thư và báo bà nội gửi đấy! – nàng nói và đặt một phong bì lớn lên tủ đựng giầy dép. V An thỉnh thoảng cũng đọc báo trong nước. Lâu lâu mẹ An lại gửi sang vài tờ, kèm theo thư và các giấy tờ khác như các thông báo và giấy mời dự triển lãm mà hội Nghệ thuật Việt Nam vẫn đều đặn gửi đến nhà An ở Hà Nội. Thời An gia nhập hội Nghệ thuật Việt Nam, hội chỉ có 500 hội viên.  Trở thành hội viên hội Nghệ thuật Việt Nam thời đó còn khó hơn gia nhập c một vài tổ chức có tiếng là khắt khe khác, như lời một hoạ sỹ lão làng từng tuyên bố. Ông nói: gLý do rất đơn giản, muốn thành hội viên hội Nghệ thuật Việt nam thì phải có tài.h Phải chăng vì thế mà đó là hội nghề nghiệp có cách cư xử tử tế nhất với anh. Những người bạn râu tóc, nát rượu, mà xã hội gọi là gvăn nghệ sỹh có thể thản nhiên nằm dài trên ghế đá trong khuôn viên của Bảo Tàng Mỹ Thuật và rít thuốc lào giữa thanh thiên bạch nhật tại một buổi khai mạc triển lãm long trọng, bất kể một số vị com-lê cà-vạt đang lăng xăng chạy ra cúi mình bắt tay mấy vị mặc áo Tôn Trung Sơn đang từ xe đen bước xuống. Có lần, vào thời bắt đầu gđổi mớih, một bức tranh của An được nhận treo tại triển lãm toàn quốc. Bức tranh vẽ một họa sỹ bị trói chết gục trên giá vẽ, tay vẫn còn nắm chặt chiếc bút lông6. Đằng sau giá vẽ là cảnh bảo tàng mỹ thuật Louvre rừng rực cháy. Trước ngày khai mạc, một ông gquan văn hóah đến duyệt phòng tranh. Nhìn bức tranh của An, ông ta cau mày hỏi ban tổ chức:

          - Bức này có nghĩa gì đây?

          - Dạ báo cáo anh, trong bức tranh này tác giả vẽ sự hủy diệt do chiến tranh gây ra cho nghệ thuật. – Một gvăn nghệ sỹh trong ban tổ chức trả lời.

          - Thế cái nhà đang bị cháy đằng sau kia là nhà gì?

          - Dạ báo cáo anh, đó là nhà quốc hội Đức ạ!

Nhờ câu giải thích đó bức tranh đã lọt qua kiểm duyệt của ông gquan văn hóah nọ.

Cái chết của họa sỹ, 1987

          An xé phong bì lôi ra một tập báo. Anh còn thấy một một thông báo về triển lãm mỹ thuật toàn quốc. Trên trang nhất một tờ báo An đọc thấy hàng tít lớn gNghị quyết về công tác Việt Kiềuh. Bây giờ Việt Kiều đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của tổ quốc Việt Nam. Cụm từ gViệt Kiều yêu nướch đã thôi không còn được ai nhắc tới. Tất cả Việt Kiều đều yêu nước. Đó là sự thật! Không thật sao được khi tổng số ngoại tệ mà gnúm rut ngàn dmh gi về quê hương năm va qua lên đến 3,2 tỷ USD – xuýt soát bằng số tiền bồi thường chiến tranh mà đáng lẽ Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ phải trả cho Việt Nam. Như hòa nhịp cùng tờ báo, thông báo của hội Nghệ thuật viết rằng lần này các tác phẩm của các tác giả Việt Kiều cũng được tham gia. Tuy luôn coi mình chỉ là một hội viên tạm phải sống xa xứ, chứ chưa bao giờ là một Việt Kiều, An vẫn không dám liều. Cái tính của An vốn cầu toàn. Tranh gửi triển lãm và còn ở triển lãm ngày nào là An bồn chồn ngày đó, mặc dù ở ngay Tokyo này thôi. Thế thì còn nói gì đến chuyện gửi tranh về tận Hà Nội. Ai lo cho bc tranh đó? An nghĩ mà hãi. Tuy nhiên năm nay thì khác. Năm nay An đã d định v thăm nhà. Anh sẽ cắp theo một bức tranh gửi triển lãm toàn quốc, sẽ thân chinh mang đến tận nơi nộp. Như vậy thì thực chắc ăn. Chọn bức nào đây? Dĩ nhiên là An không thể mang một bức vĩ đại về rồi! Tháo ra khỏi châssis rồi cuộn lại xem như giết chết bức tranh. An sẽ chỉ mang được một bức cỡ F20 là cùng (60 x 73 cm). An sẽ chọn bức gHà Nội ám ảnhh7 đang treo trên tường phòng ngủ. Bức tranh vẽ một cô gái khỏa thân đang bước vào trong bức tường ở đầu một khu phố cổ Hà Nội. Giữa phố một thanh niên cũng khỏa thân ngồi bó gối gục mặt. Cuối phố là một cột đèn treo một cái loa phóng thanh – hình ảnh không bao giờ phai trong trí nhớ An về một Hà Nội chiến tranh nghèo khó. An mơ màngc

Hà Nội ám ảnh, 1997

* * *

           Hà Nội giờ đã thay đổi nhiều so với 10 năm trước đây, khi An ra đi. Đường phố đông nghịt xe máy Nhật: xe Dream, xe Spacy, xe a còng. Xe hơi cũng nhiều hơn. Thỉnh thoảng có những cậu choai choai, con nhà giàu, phóng xe hơi BMW, Mercedes mui trần kiểu thể thao, vù vù đi qua. Các gthiếu giah đó chắc còn muốn phóng nhanh hơn nữa, nhưng nếu làm như vậy ở đường phố Hà Nội chật hẹp này thì chỉ cần một cái nhấn ga là có thể bay ngay xuống  ngủ với các cụ rùa ở đáy hồ Hoàn Kiếm! An đi sang vỉa hè bên kia đường chỗ đậu của các tay lái xe Honda ôm. Một gã đội mũ cối, mặt đỏ lừ, từ trong quán chạy ra:

          - Anh giai đi đâu đây?

An hơi hốt vì ngửi thấy hơi men bốc ra từ miệng gã:

     - Mặt đỏ thế này thì liệu có chở tôi lên Bờ Hồ được không?

     - Vô tư! Anh cho 6 đồng!

     - Tôi vừa đi đến báo Quân Đội Nhân Dân mà chỉ hết có 4 nghìn.

     - Vậy xin anh 5 đồng.

An vừa ngồi lên, gã rồ ga phóng như điên. An hết hồn hét vào tai gã:

     - Đi từ từ thôi. Tôi phải ôm bức tranh. Tôi không vội. Tôi không thích đi nhanh! Tôi chưa thích đi nhanh!

     - Yên tâm đi!

Va nói xong, gã nghiêng tay lái liệng cái roẹt về phía bên phải, vượt lên một phụ nữ đang chở một đống sọt đằng sau xe đạp. Rồi gã ngoái lại quát:

     - Đằng trước có anh hùng Núp8 đấy! Cồng kềnh như thế, cản trở giao thông, nó phạt bỏ mẹ!

Phải hiểu đó là một lời nói làm ơn, báo cho những người cùng cảnh ngộ, không phải tiếng chửi!

Chỗ nhà Gô-đa Bách hóa tổng hợp Tràng Tiền trước kia, nay sừng sững một tòa nhà mới: Trung tâm Thương mại Hà Nội. Gã xe ôm giảm hẳn tốc độ:

     - Chỗ này vớ vẩn nó thu xe như chơi! – gã nói về khu vực nhiều công an giao cảnh quanh Bờ Hồ. – Hôm qua cả ngày được có 2 chục thì bị nó phạt 5 chục!

Xe đỗ sát vỉa hè Nhà triển lãm.  An trả gã xe ôm 7 nghìn. Gã định trả lại 2 nghìn. An bảo gã cứ giữ lấy. Gã giương mắt ngạc nhiên một giây, rồi nói:

     - Cám ơn anh.

Ai dám bảo ở Việt nam người ta không biết nói cám ơn?

     - Về bao giờ thế? – Lê vừa hỏi bắt tay An.

Lê hơn An tám tuổi. An kính trọng Lê vì Lê là một trong số rất ít người ở Việt Nam hiểu thấu đáo về kỹ thuật vẽ sơn dầu. Lê tỏ ra sâu sắc khi xem tranh, khen chê rất đúng chỗ. Lê quý An vì: gCậu ít ra còn là thằng có họch – Lê nói với An như vậy khi họ gặp nhau lần đầu cách đây 20 năm về trước. Lê có nhiều sách phiên bản tranh ở nhà. Anh không cho ai mượn, trừ An. Lê nói:

     - Tớ sợ nhất các bố uống rượu, tay đầy mỡ thịt gà, khói thuốc lào, rồi lại sờ vào sách của tớ! Với lại triết lý của các bố đó là: gCho mượn sách đã là ngu rồi, nhưng mượn sách rồi mà lại đem trả thì còn ngu hơn nữa.h Vì thế cho các bố ấy mượn sách coi như là mất toi quyển sách!

Điều này thì An khẳng định là Lê nói đúng. An đã từng mất một vựng tập giới thiệu triển lãm Picasso cho một tay gvăn nghệ sỹh như vậy.

     An dựng bức tranh vào góc tường, rồi ngồi xuống xem Lê đang sửa cái khung tranh.

     - Cái khung này tớ dùng gửi triển lãm ở bảo tàng lần trước. Các vị đánh sứt hết cả!

Người ra kẻ vào phòng triển lãm nhộn nhịp. Người này mang tranh đến cho triển lãm mới. Người khác chở tranh tồn kho từ triển lãm cũ đi. An thấy một tấm trông nửa như bức phù điêu nửa như cái sa bàn Điện Biên Phủ để một góc.

     - Cái này của ai đây? – An hỏi.

     - Của tớ đấy mà. – Lê trả lời. – Nhà chật tớ gửi tạm ở đây. Nhưng hôm nay có lẽ cũng phải khuân về thôi. Không ai xài nó, nhưng tớ thỏa mãn với nó lắm! Sau bao nhiêu năm người ta đã thôi không nhắc đến gnghệ thuật vị nghệ thuậth với gnghệ thuật vị nhân sinhh, vì té ra nghệ thuật đã vị nào là  phong trào, tuyên truyền, vị gì gì đủ thứ tất, chỉ trừ c vị nghệ thuật! Cái này của tớ ít ra còn vị nghệ thuật!

     - Thằng Quyết dạo này vẫn vẽ? – An hỏi.

     - Không những vẫn vẽ mà còn vẽ rất hăng là đằng khác. Bán tranh như bán rau. Mua xe, xây nhà. Chỉ mỗi tội là vẽ xấu thôi! – Lê trả lời. – Cậu gửi triển lãm tranh nào thế? Cho tớ ngó cái.

     - Bức gHà Nội ám ảnhh – An trả lời – Anh đã có lần xem ảnh chụp.

     - Có! Tớ nhớ. Tớ còn thấy nó trên trang goéph9 cuả cậu. Tinh vi ra phết! Bây giờ sẽ xem bản gốc đây! Để đâu rồi?

     - Em để ở góc đằng kia – An khoát tay chỉ về góc tường nơi hồi nãy anh dựng bức tranh của mình. Tuy nhiên, An bỗng tái mặt và nổi gai ở sống lưng. Góc tường trống trơn. Không có một bức tranh nào ở đó cả!

     - Rõ ràng lúc đến em dựng nó ở đây mà! – An bối rối kêu lên.

     - Cứ bình tĩnh. – Lê trấn an – Để tớ hỏi thằng Phú xem. Nó bây giờ là giám đốc nhà triển lãm này đấy. Hương ơi, canh chừng giùm tôi cái tranh nhé.

     - Gớm, nó mà bốc hơi cháu xin đền bác gconh Spacy! – cô gái xinh đẹp tên Hương ngồi ở bàn thường trực trả lời.

     Lê dẫn An đẩy cửa vào một phòng che kính. Trong phòng khói thuốc lá mù mịt. Mấy người đàn ông vừa uống nước chè vừa tán chuyện.

     - A! Mới về đấy à? – Một người đang ngồi xổm trên cái ghế tựa thốt lên. Đôi dép lê của anh ta xếp dưới đất.  An nhận ra Phú. Anh ta thay đổi nhiều: béo múp míp và để ria con kiến.

     - Anh vẫn khỏe chứ? – An chìa tay bắt.

     - Này, ông Phú, ông An mang tranh đến tham gia triển lãm c- Lê bắt đầu.

     - Quý hóa quá! Việt Kiều về tham gia thì phải hoan nghênh rồi! – Phú xuýt xoa.

     - Tôi chưa nói hết đâu!– Lê tiếp tục- Tranh An nó vừa dựng góc tường bây giờ biến rồi. Ông có biết phải hỏi ai không?

     - Lại thế à? Thế tranh đã vào sổ chưa? – Phú hỏi – Tranh mang đến dự triển lãm đầu tiên là phải vào sổ. Vào sổ rồi thì nhà triển lãm mới chịu trách nhiệm. Chứ các bác cứ tự do dân chủ thế này nó khó em ra!

     Nói thế nhưng Phú cũng tụt chân xuống đất, xỏ dép, đi ra khỏi phòng, sang gallery. Gallery cũng của hội, có cửa thông sang nhà triển lãm.

     - Chào chị Quế! Khỏi ốm rồi hả? – Phú hỏi.

     - Đợi đến khi gxếph hỏi người ta kịp ốm trận nữa! – cô tên là Quế trả lời.

     - Chị Quế này, anh Anc - Phú bắt đầu.

     - À biết rồi! Tranh chứ gì. Thằng Hoàng nó vừa mượn tạm đó mà.

     - Sao nó không hỏi tôi trước khi mượn? – An cáu.

     - Nó chỉ đi một chốc rồi về thôi. Yên tâm đi. Không mất đâu!

     An bỏ ra ngoài hè phố. Lê đi theo. Cả hai có ý chờ người tên là Hoàng chở về.

     - Chúng nó lại dở trò ma tịt ra đây rồi ! – Lê làu bàu.

     - Anh nói trò ma tịt gì đây? – An hỏi.

     - Bây giờ digital camera10 đang rất thịnh hành ở Hà Nội!

     - Thế à? Mấy chấm rồi?11

     - 8 chấm chúng nó cũng có! – Lê kêu lên – Nhưng cái tớ muốn nói là tớ ngờ nó mang tranh của cậu ghé gallery nào đó chụp lại bằng digital camera. Sau đó các bố cho vào vi  tính để copy lại bày bán. Tranh gốc cậu chưa bán được, nhưng tranh chúng nó copy của cậu thì sẽ bán được ầm ầm.

     - Anh khỏi lo. Em đánh cuộc với anh là chép lại tranh của em ở cả Hà Nội này ngoài anh ra, không có ai làm được! – An vênh váo.

     - Chúng nó cần quái gì theo đúng quy trình như cậu vẽ! Chúng nó chỉ cần cái motif ăn khách. Tranh cậu có đàn bà cởi truồng chứ gì? Rất sexy! Có phố cổ chứ gì? Rất gEm ơi Hà Nội phố!h Có loa phóng thanh chứ gì? Rất có tính lịch sử! (An nghe mà phục Lê có trí nhớ tốt. Chỉ xem trên mạng internet mà nhớ khá chi tiết!) Kỹ thuật của chúng nó thì,  nói xin lỗi cậu, dùng để chùi c palette cho tớ còn chưa sạch! Cậu không tin cứ ghé thử mấy hiệu tranh chép dọc phố kia thì biết liền! Chúng nó chép từ gLa Jocondeh của Leonardo đến gHoa hướng dươngh  của Van Gogh. Tởm lợm! Điếc không sợ súng! Mỗi một bức copy chỉ độ 100 – 200 ngàn VN đồng. Dĩ nhiên là bán chạy vù vù cho những thằng Tây ba-lô, thẩm mĩ có lẽ chỉ cao hơn bọn chép tranh một ít, có khi còn thấp hơn. Cho dù nếu họ có được nhìn thấy tranh gốc của cậu họ cũng không bỏ ra vài ngàn gđôh để mua. Họ sẽ mua bản copy giá 50 đến 100 ngàn VN đồng là cùng! Hình như thằng Hoàng về rồi kia kìa!

     Một thanh niên đầu đinh đi xe Dream chở một đống tranh đằng sau từ từ tiến sát vào vỉa hè.

     - Cậu mượn tranh mà chẳng hỏi người ta một tiếng! – Lê phủ đầu.

     - Cháu thấy hai gméth12 nói chuyện say sưa quá. Với lại cháu nghĩ chỉ một tí là xong, ai ngờ mấy thằng đó ghà văn lâuh quá. Xin các gméth đại xá!

     Cậu ta vừa cười ranh mãnh vừa bê đống tranh vào phòng triển lãm. An vội vã tìm nhưng vẫn không thấy bức tranh của mình đâu. Mồ hôi chảy lạnh toát sống lưng. An cảm thấy như có dòng nước đá dội từ trên cao xuống đỉnh đầu mình. An ú ớ kêu lên. Anh choàng tỉnh dậy.

 

* * *

 

     Ánh mặt trời buổi sớm chiếu qua rèm cửa trắng muốt thả những đốm sáng lên chăn An đang đắp. An hất chăn ra, chồm dậy lấy khăn bông lau mồ hôi. Vợ An hé mắt, giọng ngái ngủ:

     - Anh làm sao thế?

     - Không sao! Đắp chăn dày quá và lò sưởi quên không tắt!

     An với tay lấy cái điều khiển từ xa bấm. Một tiếng gtíth nhỏ. Chấm sáng đỏ tắt ngấm. Cánh gió của máy điều hòa động đậy rồi từ từ khép lại.

     An lại nằm xuống đưa mắt lên tường. Bức tranh gHà Nội ám ảnhh vẫn ở đó. An bỗng rùng mình: bức tranh hơi lệch, như có ai vừa đem nó vội treo trả vào chỗ cũ.

 

 

N. Đ. Đ

Tokyo, 23/2/2005

©Copyright by Nguyen Dinh Dang

________________________

 

*) Tất cả tên các nhân vật, hội nghề nghiệp, nhà triển lãm v.v. cũng như toàn bộ câu chuyện này là không có thật.

 

1) Hợp chất để tạo độ dày và bóng khi vẽ lót.

2) Tên gốc: Terre verte (xanh đất)

3) Bảng bằng gỗ (thường là màu nâu) hoặc nhựa để pha màu, hình chữ nhật hoặc trái tim, có lỗ hình bầu dục để xỏ ngón tay cái vào.

4) Hợp chất keo thạch cao dùng để bồi toile (vải) vẽ

5) Tên gốc: Bleu saphir (lam cẩm thạch)

6) Mượn bức tranh gCái chết của họa sỹh của Nguyễn Đình Đăng

7) Mượn bức tranh gHà Nội ám ảnhh của Nguyễn Đình Đăng

8) Tiếng lóng chỉ cảnh sát giao thông

9) Web page – trang điện tử trên mạng nhện toàn cầu (world wide web). Trang web tranh của Nguyễn Đình Đăng:

     http://ribf.riken.gọjp/~dang/page1.html

10) Máy ảnh kỹ thuật số

11) Độ phân giải cuả máy ảnh kỹ thuật số được đo bằng megapixel. Máy 2 megapixels thường được ghi 2. Mpx, 5 megapixels: 5. Mpx. Ở ta gọi là 2 chấm, 5 chấm, v.v. Mỗi pixel là một hình vuông rất nhỏ ghi thông tin kỹ thuật số. Một hình ảnh kỹ thuật số thường do hàng triệu pixel tạo thành. 1 triệu pixels là 1 megapixel tức là 1 chấm. Máy càng nhiều chấm ảnh chụp càng đẹp.

12) Tên gốc: maître (tiếng Pháp) - bậc thầy, cao thủ