Nguyễn Đ́nh Đăng Lời
cảm ơn tại khai mạc triển lăm “Đông và Tây
trong tôi” H.A.C. Gallery, 26/10/2007 Thưa
quư vị, Tôi lấy làm sung
sướng và hân hạnh được chào đón quư
vị tại buổi khai mạc này. Tôi muốn cảm
ơn quư vị (không quản ngại mưa to gió lớn
ngoài kia) đă tới đây tối nay. Tôi cảm ơn ông bạn
Benjamin Lee của tôi, người đă giới thiệu
tôi với H.A.C. gallery tại triển lăm cá nhân của ông
ở đây hồi tháng 9 năm ngoái. Nhân dịp này tôi
đă hân hạnh được gặp Hoàng gia Công chúa
Takamado. Khi nghe Benjamin than phiền là chưa bao giờ
được xem toàn bộ 3 bức trong bộ tam b́nh
“Tiểu sử tự thuật” của tôi, Công chúa Takamado
nói H.A.C. gallery sẽ là chỗ phù hợp để treo
cả 3 bức tranh này cùng một lúc. Phấn khởi v́
lời khích lệ đó, tôi quên khuấy mất rằng
cầu thang của H.A.C. gallery không đủ rộng
để một bức tranh kích thước 162 x 194 cm
(F130) có thể đi lọt. Tôi chỉ nhận ra điều
này sau khi đă in toàn bộ thiếp mời dự
triển lăm. Kết quả là, suốt buổi chiều
hôm qua chúng tôi đă phải lao động nặng
nhọc để tháo 2 bức tranh “Lối ra” và
“Đại dương mùa đông” (bức trung tâm của
bộ tam b́nh “Tiểu sử tự thuật”) ra khỏi
châssis, cuộn chúng lại, bê qua cầu thang vào gallery (cùng
với châssis đă được tháo rời ra), rồi
lại căng chúng lên châssis để treo lên tường
như quư vị thấy ở đây. Tôi rất vui v́ người
mẫu của bức “Lối ra”, cô Reiko Sato, cô giáo
dạy piano của con trai tôi và của tôi, cũng tới
dự buổi khai mạc hôm nay. Tôi không mảy may nghi
ngờ rằng nhờ vẻ kiều diễm và duyên dáng
của cô mà bức tranh này đă đoạt giải
thưởng của Quỹ Mỹ thuật Sompo Tôi rất biết ơn Mari,
Miki, công ty Heart Art Communication đă mời tôi làm triển
lăm tại đây và đă tận t́nh giúp đỡ
để tổ chức triển lăm này. Tôi cảm ơn
ông bạn Michihiro Hatake của tôi, người đă giúp
tôi bày triển lăm. Cuối cùng tôi biết ơn
vợ tôi v́ sự ủng hộ liên tục, v́ t́nh yêu
đối với tôi và nghệ thuật của tôi. Đặt tên “Đông và Tây
trong tôi” cho triển lăm, tôi muốn nói với quư vị các
nền văn hóa mà tôi có dịp trải nghiệm trong cuộc
đời ḿnh đă giúp tôi tạo dựng nên phong cách
vẽ của ḿnh như thế nào. Trên bức
tường đằng kia quư vị thấy bức “Con
đom đóm”. Cảm hứng vẽ bức tranh này
đến sau khi tôi đọc câu chuyện về một
người phi công cảm tử của Nhật trong
Đệ Nhị Thế Chiến. Trước khi cất
cánh vào chuyến bay định mệnh của ḿnh,
cậu ta nói: “Tôi sẽ làm con đom đóm trở
về.” Câu chuyện đó khiến tôi nhớ tới
một bài hát Nga rất đẹp mang tên “Đàn sếu”. Măi đến
gần đây tôi mới được biết rằng
chính Nhật Bản đă tạo cảm hứng cho bài hát
ấy. Khi tác giả của bài thơ, thi sĩ Rasul
Gamzatov, thăm Đài Tưởng niệm Hoà b́nh tại
Hiroshima, một bé gái Nhật Bản đă tặng ông
một con sếu gấp bằng giấy. Hồi ức
về những con sếu giấy đă ám ảnh thi sĩ
hàng tháng trời và khiến ông viết nên bài thơ
bắt đầu bằng những ḍng mà ngày nay đă
trở thành bât hủ như sau: Tôi
thường nghĩ đôi khi bao người lính Không
trở về từ băi chiến trường xa Đă
chẳng chịu vùi thây trong ḷng đất Mà hiện h́nh thành sếu
trắng bay qua. Tôi đă học hát bài này khi tôi c̣n là
sinh viên tại Maxcơva cách đây chừng 30 năm.
Đêm nay tôi sẽ hát bài hát này tại đây để
tỏ ḷng biết ơn của tôi đối với
những nền văn hóa đă ảnh hưởng
tới sự tiến triển của ḿnh như một
nghệ sĩ. Trong số đó, tất nhiên là có nền
văn hóa Nhật Bản - nền văn hóa đă tạo
hứng khởi không chỉ cho một ḿnh Rasul Gamzatov, mà
c̣n cho nhiều nghệ sĩ lừng danh kể cả các
hoạ sĩ ấn tượng Pháp, các nghệ sĩ
của thế hệ hiện nay, cũng như của
nhiều thế hệ kế tiếp trong tương lai. |