Đi Tây

乬Đi Tây tức là đi Tây.乭

Nhất Linh (1906 – 1963)

 

1.   Pháp乧

 

乬Douce France! Cher pays de mon enfance乧乭

(Ôi, nước Pháp dịu hiền! Đất nước thân yêu thời thơ ấu của tôi)

 

trích từ bài hát 乬Douce France

Charles Trenet (1913 – 2001)

 

 

Ai đã từng học ở Liên xô hẳn còn nhớ 乬Bài thơ về tấm hộ chiếu Xô Viết乭 của Vladimir Mayakovsky. Ông sáng tác bài thơ này sau chuyến đi Praha – BerlinParis năm 1929. Tác giả cười nhạo các cảnh sát cửa khẩu tại các nước tư bản - những người luôn coi tấm hộ chiếu của ông có thể 乬dễ gây nổ như một quả bom乭, 乬đầy gai nhọn như một con nhím乭, và 乬nguy hiểm như một lưỡi dao cạo乭. Đoạn kết của bài thơ giúp ta hình dung vẻ mặt đầy kiêu hãnh của Mayakovsky khi đưa tấm hộ chiếu cho họ :

 

Hãy nhìn đi,

                   hãy ghen tị đi,

                                        ta

                                                         công dân

           Liên bang Xô Viết

 

Chà! Tự hào quá, hiên ngang quá! - tôi từng nghĩ như vậy khi đọc bài thơ này lần đầu tiên. Tôi tự nhủ bao giờ có dịp đi sang nước tư bản tôi cũng sẽ nói thầm trong tâm trí: 乬Hãy nhìn đi, và hãy ghen tị đi, ta là công dân nước cộng hòa XHCN Việt Nam乭. Tôi vốn rất tự hào về giòng giống 乬con rồng cháu tiên乭 của mình mà. Tuy nhiên, nói thành tiếng thì tôi không dám, vì như thế nó có vẻ hơi 乧 bị 乬yết kiêu乭! Châm ngôn Việt Nam ta chẳng đã có câu 乬Một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu" đó sao? Ngạn ngữ phương Tây cũng từng dạy: 乬Khiêm tốn là sự xa hoa của các bậc vĩ nhân乭. Rõ ràng là khiêm tốn, trong trường hợp nào đi nữa vẫn hơn đứt tự kiêu, nhất là khi ếch con nhảy ra khỏi giếng đi nước ngoài, đặc biệt là sang các nước mà đời sống của người ta bằng năm bằng mười nước mình. Hơn nữa nói ra, nhỡ họ cáu lên không cho vào nữa thì nguy.

Thế rồi cơ hội đầu tiên sang một nước tư bản cũng đã đến với tôi. Năm 1988 tôi làm thực tập sinh bậc 2 - tên gọi cho những người nghiên cứu sau tiến sỹ (TS) thời bấy giờ - tại một viện nghiên cứu hạt nhân khá nổi tiếng quốc tế, ở cách Maxcơva chừng 200 km. Nhiều nhà khoa học từ các nước tư bản phát triển thỉnh thoảng sang đây thỉnh giảng, dự hội thảo, hoặc tham gia hợp tác nghiên cứu. Trong suốt 11 năm học và nghiên cứu tại Đại học tổng hợp quốc gia Maxcơva và viện này, lẽ dĩ nhiên là tôi thường nghe các thông tin của đài phát thanh, báo chí và truyền hình Xô Viết về phương Tây. Bức tranh thật ảm đạm, có phần dễ sợ. Phương Tây được nhắc đến như một xứ sở của bất công, người bóc lột người, thất nghiệp, trộm cướp, tham nhũng, án mạng, đĩ điếm, nghiện hút, thiên tai v.v. Tuy nhiên thời đó đã bắt đầu có người từ Liên Xô đi sang các nước 乧 của thế giới bên kia, tức các nước tư bản. Một số là cán bộ nghiên cứu của viện. Khi trở về họ thường diện những thứ mà ở Liên Xô nhiều người hằng mơ ước như quần jeans, áo blouson rất mốt, giày kiểu thể thao của hãng Adidas. Trong khi đó ở thành phố tôi đang sống các cửa hàng thực phẩm thường chỉ lèo tèo vài hộp cá. Những thứ bình thường như thịt, , pho mát, v.v. đều vắng bóng. Muốn có phải đáp tàu hơn 2 tiếng đi Maxcơva xếp hàng mua. Những chuyến tàu như vậy được gọi là 乬tàu lương thực乭. Chưa hết, lệnh cấm uống rượu của tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachov đã bước vào năm thứ 3:

 

Rằng hay thì thật là hay,

Xem ra chỉ thấy bánh tây mưa phùn.

 

Tinh thần của người Nga không có rượu vodka uống cũng từa tựa như bánh mì ngấm nước mưa vậy. Giá một chai vodka đang từ vài rup bỗng tăng vọt lên vài chục rúp tại chợ đen. Một số sinh viên Việt Nam vốn 乬thông minh đã sẵn khôn ngoan có thừa乭 lập tức nảy ra sáng kiến chưng cất rượu vodka (tất nhiên là lậu) bằng nồi áp suất để bán. Chương trình TV vẫn tiếp tục phê phán xã hội tiêu thụ phương Tây, có điều lúc này người ta đã không gán cho nó cụm từ 乬tư bản thối rữa乭 nữa (nguyên văn tiếng Nga: 乬zag-nhi-va-yu-shii ka-pi-ta-lizm乭). Để chứng tỏ tính glasnost (cởi mở), người ta tổ chức cầu truyền hình giữa dân chúng Maxcơva và Seattle. Khi người Mỹ hỏi người Nga có quan điểm thế nào về sex, một nữ khán giả Nga đã trả lời đanh thép: 乬Chúng tôi không có sex!乭.

Mùa hè năm đó, ông Nguyễn - một nhà khoa học Việt kiều - từ Paris sang viện tôi làm. Thời bấy giờ Việt kiều từ phương Tây sang phương Đông còn hiếm lắm, đâu có được nườm nượp như bây giờ. Tôi đã nghe danh ông ta từ lâu qua các công trình nghiên cứu của ông đăng tại các tạp chí vật lý của Hoa Kỳ và châu Âu, cùng chuyên ngành tôi làm. Tuy dáng người thấp bé, nhưng với phong cách rất ung dung, pha chút ngang tàng của người Nam Bộ, thái độ tự tin, trình độ chuyên môn sâu rộng, và đặc biệt là tiếng Anh hơn đứt các đồng nghiệp Xô Viết, ông đã gây một ấn tượng mạnh không chỉ cho riêng tôi mà còn cho nhiều đồng nghiệp người Nga ở viện. Nếu tôi điên hay tâm thần chắc tôi đã thốt lên: 乬Hãy nhìn đi, hãy ghen tị đi, ông ấy là đồng bào của tôi, một người Việt Nam!乭. Chúng tôi quen nhau rất nhanh. Ông tỏ ý quan tâm tới một số kết quả nghiên cứu của tôi và muốn mời tôi sang viện của ông ở Paris để thuyết trình về các kết quả này. Đối với tôi đây là một điều bất ngờ. Tôi cứ nghĩ nếu ông có mời chắc sẽ mời một đồng nghiệp người Nga, chứ đâu đến lượt thứ ngựa non háu đá như tôi. Lúc đó tôi mới 29 tuổi, đang chuẩn bị luận án tiến sỹ khoa học (TSKH), đã đăng được một số bài báo tại các tạp chí chuyên ngành uy tín của phương Tây và, trớ trêu thay, cũng đã kịp gây cho mình một số 乬kẻ thù乭.

            Một thời gian ngắn sau khi ông Nguyễn về Pháp, tôi nhận được thư chính thức của ông mời tôi sang viện của ông ở Paris trong vòng một tháng, thời gian xuất phát hoàn toàn do tôi tự chọn. Lý do là vì ông cũng như tôi đều không thể đoán trước được khi nào cả 3 nước cho phép tôi vào Pháp. Trước hết bộ đại học Việt Nam có đồng ý cho tôi đi không? Nếu có thì tôi phải xin được công văn của Bộ gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Maxcơva về việc này. Sau đó liệu phòng quản lý lưu học sinh - thực tập sinh có đồng ý cho tôi đi không? Nếu có thì họ sẽ cấp cho tôi giấy giới thiệu sang phòng lãnh sự để tôi được cấp thư gửi lãnh sự quán Pháp đề nghị được cấp visa. Tôi gửi giấy mời kèm đơn xin về Hà Nội. Vợ tôi đem các giấy tờ đó lên Bộ Đại học xin phép cho tôi. Các bác ở Bộ vặn vẹo là tại sao Pháp mời mà người mời lại có tên Việt Nam. Vợ tôi giải thích đây là nhà khoa học Việt kiều rất nổi tiếng trong ngành của tôi. Các bác lập tức nghi vấn quan hệ giữa tôi và ông Nguyễn. Tôi phải viết thêm vài lá thư để giải thích. Sau này ông Nguyễn hỏi tôi: 乬Hay là họ đã cho tên tôi vào một quyển sổ bìa đen nào rồi?Cuối cùng thì tôi cũng được Bộ Đại học cho phép. Tất cả chỉ vẻn vẹn có một dòng telex mà ở phòng lãnh sự người ta phải tìm vài lần mới thấy. Trưởng phòng quản lý nghiên cứu sinh - thực tập sinh lúc đầu không chịu cho tôi đi, lấy lý do là tôi sang đây để nghiên cứu khoa học chứ không phải để đi chơi Paris. Tôi lại phải đi Maxcơva mấy lần nữa mang theo copies các công trình nghiên cứu của tôi để chứng tỏ cho anh ta là tôi đã đạt được kết quả tốt trong nghiên cứu, cam đoan sẽ bảo vệ được luận án TSKH đúng thời hạn. Sau các cửa ải của nước Nam, tôi còn phải xin được dấu của công an Maxcơva cho phép tôi xuất cảnh. Khâu này cũng rất lâu. Tặng bà làm giấy tờ một hộp chocolate có thể làm tiến trình nhanh hơn chút ít, nhưng chocolate hồi đó không dễ mua tí nào. Nhiều khi phải xếp hàng dài hàng giờ mới may ra mua được mỗi người một hộp. Kế đến là khâu xin visa tại Đại sứ quán Pháp và visa các nước tôi sẽ quá cảnh là Ba Lan, Đông Đức, Tây Đức, và Bỉ, vì hồi đó tôi đã chọn giải pháp sai lầm là đi tàu thay vì đi máy bay để tiết kiệm vài đồng rup.

Ấn tượng nhất có lẽ là màn xin visa quá cảnh CHLB Đức. Tôi đến Đại sứ quán Tây Đức khá sớm vào một buổi sáng tháng Hai giá rét – quãng giáp Tết nguyên Đán ở Việt Nam. Cứ tưởng là sớm, nhưng khi tôi đến nơi thì đã thấy một hàng dài người đứng chờ trên tuyết lạnh. Nhiều người phải nhảy tưng tưng lên cho khỏi cóng. Đến đúng giờ, một người Đức trẻ tuổi đi ra mở cổng. Anh ta ăn mặc rất lịch sự, trông cứ như người mẫu thời trang: áo khoác ngoài dài bằng dạ đen, khăn sa-tanh trắng quàng cổ, giầy đen đánh xi bóng nhoáng, khác hẳn đám đông nhếch nhác đứng đợi bên ngoài trong đó có tôi. Anh ta vẫy tay ra hiệu rồi nói to bằng tiếng Nga: 乬Tất cả trật tự xếp hàng đi theo tôi!Nói thế nhưng họ chỉ cho từng tốp độ mười người vào một lần. Đám đông chạy ào vào cửa. Một đám người đã đánh mất sự tự kiềm chế thì thật đáng ngại. Họ chen lấn xô đẩy, mắng mỏ nhau, bất chấp tiếng kêu của một vài 乬Ngô Thời Sỹ乭: 乬Các đồng chí, chúng ta đừng làm mất thể diện của dân tộc Nga!Mặc, thiếu một chút nữa là họ đánh nhau chỉ vì không chịu ai là người đứng trước ai đứng sau. Sau khi xếp hàng lấy được số trong một ngôi nhà gỗ, người ta lại phải xếp hàng nối đuôi nhau, dẫm lên tuyết nghe lạo xạo, đi theo người trẻ tuổi sang một ngôi nhà thứ hai để nộp hồ sơ. Tôi có cảm giác như mình đang đi trong trại tập trung. Sau này khi đã đi nước ngoài nhiều, tôi mới nhận thấy đại sứ quán của mỗi nước đúng là bộ mặt, phản ánh trình độ văn minh của nước ấy. Cách thức làm việc của nhân viên toà lãnh sự như thế nào thì cách làm việc của cả nước đó cũng y như thế. Tuy nhiên, trong cái buổi sáng  tháng Hai đó, quan sát này đã bị cái nỗi mặc cảm: 乬Chắc bè lũ tư bản Tây Đức cố tình làm thế để hạ nhục người Nga乭 phần nào lấn át đi. 

            Cuối cùng tôi cũng có được tất cả các visa cần thiết: thị thực xuất cảnh của Liên Xô, visa nhập cảnh của Pháp, visa quá cảnh của Ba Lan, CHDC Đức, CHLB Đức, và Bỉ. Té ra mua vé tàu đi tư bản cũng không đơn giản tí nào. May sao tôi cũng mua được nhờ sự giúp đỡ của bộ phận hợp tác quốc tế của viện. Như vậy là từ khi nhận được giấy mời chính thức vào tháng 9 năm 1988 đến khi tôi lên tàu sang Paris vào tháng 3 năm 1989, tất cả thủ tục giấy tờ đã ngốn hết 5 tháng trời chỉ để chuẩn bị cho một tháng ở Paris!

            Ngày lên đường sao mà háo hức. Tôi đã sắm hẳn một cái túi da mới có bánh xe kéo đồng thời giắt túi 200 USD giành giụm để 乧 mua quà cho vợ con lúc đó ở Việt Nam! Thời đó 200 USD là một món tiền lớn vì 乬lương乭 thực tập sinh cao cấp như tôi chỉ có 120 rúp hàng tháng. Nếu đổi theo giá ngân hàng nhà nước Xô-Viết thì được 150 USD, nhưng thực chất theo giá chợ đen thì chỉ có 30 USD.

            Toa nằm chật và tối. Đối diện với chỗ tôi ngồi là một cô gái Nga có bộ tóc vàng hoe, mặt đầy tàn nhang. Trong suốt hành trình 3 ngày 2 đêm đến tận Paris, cô nàng cứ chốc chốc lại mở sắc đeo vai ra đếm lại tiền bên trong, mặc dù cái sắc luôn luôn ở trên mình cô ta kể cả khi cô ngủ. Sau 6 giờ đồng hồ tàu đến Brest – thành phố biên giới cửa ngõ của Liên Xô (nay thuộc Bạch Nga) sang Ba Lan. Tàu dừng lại để đổi bánh. Hệ thống đường sắt của Liên Xô được làm với độ rộng khác kích thước của quốc tế, nghe nói để phòng nhỡ khi chiến tranh với các nước láng giềng có xảy ra thì kẻ địch sẽ không thể dễ dàng sử dụng đường sắt để xâm nhập thành trì của CNXH. Các cảnh sát hải quan Nga xuất hiện. Họ bắt tất cả khách đi tàu đứng ra ngoài hành lang. Sau đó họ vào từng cup-pê, đóng cửa lại rồi gọi từng người vào để hỏi. Họ hỏi như hỏi cung với một bộ mặt 乬hình sự乭 và ánh mắt 乬hình viên đạn乭. Vừa hỏi họ vừa đưa tay lần lần sờ nắn các mép giường, mép rèm cửa để xem có gì đó giấu ở trong không. Tôi bị một tay thẩm vấn viên như vậy tịch thu 200 USD. Anh ta còn suýt giữ luôn hộ chiếu của tôi, chỉ đưa lại sau khi tôi ký vào tờ giấy chịu cho anh ta lấy tiền. Ở đầu toa có người to tiếng. Té ra đó là một khách ngoại quốc khác bị hải quan hành, đang gân cổ cãi lại. Tôi thấy họ dẫn anh ta xuống tàu. Một giờ rưỡi sau tàu chuyển bánh, tôi không thấy anh ta quay lại. Tôi hỏi cô gái cùng khoang có bị làm sao với tiền của cô ta không. Cô ta kiêu hãnh nói rằng cô đã có giấy của ngân hàng Xô Viết cho phép mang đi. Tôi đâu biết được lại phải có giấy như vậy! Mà chắc gì họ đã cấp cho tôi vì tôi đâu phải là công dân Liên bang Xô Viết như cô ta hay Mayakovsky. May sao, sau khi từ Paris trở về Maxcơva, tôi được làm quen với một phiên dịch tiếng Việt người Nga, rất quý người Việt Nam. Anh này có quan hệ tốt với một văn phòng 乬đặc biệt乭 trong điện Kremlin. Một hôm anh ta gọi điện cho tôi và nói rằng cứ đáp tàu lên Brest, vào đồn biên phòng, nói tên mình ra, là 乬sẽ tìm thấy cái mà anh muốn tìm乭. Tôi đã làm như anh ta nói và người ta đã trả lại tôi 200 USD, mà không bắt tôi xuất trình bất kỳ một giấy tờ gì kể cả hộ chiếu!

            Các chặng khi vào Ba Lan, ra Ba Lan, vào Đông Đức, đều có cảnh sát và hải quan lên kiểm tra tuy không lâu và không kỹ như giữa Nga và Ba Lan. Ranh giới giữa Đông và Tây Berlin là một 乬vành đai trắng乭 bề rộng dễ đến cả cây số, giăng dây thép gai. Hàng rào dây thép gai này nghe nói dài tới 155 km. Cách đó không xa là tường Berlin - biểu tượng của sự ngăn cách giữa hai thế giới, của 乬chiến tranh lạnh乭. Phần giáp vành đai phía Đông Berlin là những tòa nhà cũ kỹ, bỏ không, kính cửa sổ vỡ lỗ chỗ, bên trong đen ngòm. Tàu chạy từ từ rồi dừng. Các cảnh sát Tây Đức xuất hiện cùng với chó bẹc-giê. Họ chỉ kiểm tra hộ chiếu rất nhanh rồi đi xuống. Nhanh tới mức mà tôi quên khuấy cả việc tự nhủ thầm câu thơ của nhà thơ Xô-Viết! Chặng kiểm tra cuối cùng là khi tàu vào Tây Đức. Từ đó đến Paris không thấy ai vào kiểm tra hành lý nữa. Chỉ thấy cảnh sát vào đóng dấu lên hộ chiếu rồi rút lui nhanh như khi họ xuất hiện. Cũng không thấy rõ đâu là biên giới. Tàu cứ chạy xình xịch. Tên nhà ga lần lượt hiện qua cửa sổ toa tàu. Khi tên bằng chữ Đức bỗng được thay thế bằng chữ Pháp thì mới ớ ra là mình đã sang nước Bỉ. Các nhà ga trông không còn vẻ tiêu điều như ở Ba Lan và Đông Đức. Nhiều quảng cáo màu sắc, ánh đèn lung linh. Khách trên sân ga ăn mặc trông đẹp đẽ, mặt mũi tươi tỉnh. Thời tiết cũng chuyển dần từ gió tuyết và rét mướt sang trời xanh mây trắng khi đi về phía Tây.

 

Paris – Gare du Nord

           

Đây rồi bến cuối cùng: Paris – Gare du Nord (Nhà ga phương Bắc). Tàu vừa dừng bánh tôi đã thấy ông Nguyễn trên sân ga đang chạy tìm toa của tôi. Từ đằng xa tôi thấy một người đàn ông và một người đàn bà đẩy một chiếc xe dùng để chở hành lý tiến lại. Tôi nhận ra chú và thím tôi - những người họ hàng mà cho đến lúc đó tôi chỉ được biết đến qua các tấm hình, các bức thư hiếm hoi, và đặc biệt là qua các câu chuyện kể đã thành huyền thoại của bố tôi.

            - Đăng đấy phải không? Giống bố quá!thím tôi nói.

            Chúng tôi gặp nhau mừng rỡ vô cùng. Cái giây phút ấy, tôi bỗng thấy bao nhiêu rào cản hữu hình và vô hình được dựng lên trong mấy chục năm qua đột nhiên sụp đổ tan tành. Tôi ngồi xe ông Nguyễn dẫn đường. Xe chú thím tôi bám đuôi theo sau. Ông Nguyễn không đi theo đường ngoại vi. Ông cố ý chọn con đường đi xuyên qua Paris để tôi nhìn thấy các danh lam thắng cảnh của thành phố. Sông Seine, nhà thờ Đức Bà, tháp Eiffel, boulevard des Champs Elysées, Khải hoàn môn, bảo tàng Louvre, điện Tuilerries,乧 - những địa danh tôi đã đọc trong Victor Hugo, Honoré de Balzac, Gustave Flaubert, Alphonse Daudet, Guy de Maupassant, Hector Malot, v.v., đã nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy qua vô số các tấm hình và bưu ảnh, lời kể của bố mẹ tôi, các bài hát của Tino Rossi, Edith Piaf, Yves Montand, Charles Aznavour 乧, và trong các quyển sách học tiếng Pháp thời thơ ấu của tôi -  nay lần lượt hiện ra lồng lộng trước mắt tôi dưới ánh mặt trời tháng Ba rực rỡ.

 

乬Paris, tu n乫es pas pour moi une découverte, mais un souvenir.乭

(Paris, đối với tôi Nàng không phải là một phát hiện, mà là một hoài niệm.)

 

Cố giáo sư Nguyễn Mạnh Tường – nguyên thày học của bố tôi – đã viết như vậy khi ông lần đầu tiên đặt chân tới Paris. Ông là người duy nhất đã giành 2 bằng tiến sỹ luật khoa và tiến sỹ văn chương tại Đại học Montpellier năm ông mới 23 tuổi - một kỷ lục mà cho đến tận bây giờ cả người Pháp chính gốc cũng chưa ai phá nổi.

 

Cité Universitaire

 

            Tuần đầu tiên tôi ở Cité Universitaire - khu học xá của Đại học Paris, nơi bố tôi đã từng sống gần 40 năm trước đó, khi ông là sinh viên toán Đại học Sorbonne. Khu học xá bề ngoài trông vẫn giống như trong các bức ảnh chụp cũ kỹ của bố tôi, kể cả cách tỉa cây trong vườn. Hàng ngày tôi đáp tàu đến viện nghiên cứu. Ngày đầu đến viện tôi lấy làm lạ vì ra vào viện rất tự do, không hề có cổng sắt với công an súng lục kè kè đứng xét thẻ như ở viện tôi làm tại Nga, mặc dù đây cũng là viện nghiên cứu vật lý hạt nhân. Buổi thuyết trình của tôi về cộng hưởng khổng lồ lưỡng cực trong hạt nhân nóng có khá đông người nghe, trong đó có cả những chuyên gia hàng đầu về chuyên ngành hẹp này. Có người trong số họ nay đã qua đời. Sau buổi thuyết trình một giáo sư vật lý Mỹ, cũng là khách thỉnh giảng như tôi, nhận xét ngoài hành lang: 乬Anh học tiếng Anh ở Nga hay sao mà phát âm tiếng Anh giống như người Nga vậy!Tôi rất xấu hổ vì lời nhận xét này. Tôi hoàn toàn tự học tiếng Anh ở Việt Nam. Thế nhưng, sau một thời gian khá dài sống ở Nga, tôi chỉ được nghe phần lớn là thứ tiếng Anh của người Nga nói với 乬a乭 thành 乬e乭, 乬h乭 thành 乬kh乭, 乬c乫alculate乭 thành 乬calcul乫ate乭乧 Nghe cái gì thì sẽ phát ra theo như cái ấy. Nghe sai thì nói cũng sẽ sai, nhầm lẫn. Cũng may là cuối cùng số phận đã cho tôi được nghe thứ tiếng Anh tử tế. Bây giờ sau nhiều năm đi thuyết trình tại các hội thảo quốc tế ở châu Âu, Hoa kỳ, Ấn độ, Trung Hoa và Nhật Bản, phát âm tiếng Anh của tôi, tuy còn xa mới được như người Anh hay người Mỹ, dứt khoát đã không còn là 乬tiếng Anh của người Nga乭 nữa.

            Sau một tuần tôi ở tại Cité Universitaire, chú thím tôi gọi tôi đến nhà mình ở để chú tôi có dịp hàn huyên mỗi tối sau khi tôi đi làm ở viện về. Chú là em ruột của bố tôi, nguyên là dược sỹ, trước đây mở hiệu bán thuốc tây ở Hải Phòng. Trong cải cách ruộng đất (1953 – 1956) gia đình thím bị quy là địa chủ. Ông cụ thân sinh ra thím tự vẫn. Thím vô cùng đau khổ và lo sợ. Một ngày năm 1959, chú cùng thím, lúc đó bụng đang mang đứa con thứ tư, dắt theo 3 đứa con, đứa lớn nhất lên 6, đứa bé nhất lên 2 còn phải bế trên tay, lên thuyền ra biển vượt tuyến vào Nam, bỏ lại toàn bộ ngôi nhà và hiệu thuốc tại Hải Phòng. Vào Sài Gòn chú tiếp tục hành nghề dược sỹ bán thuốc tây. Năm 1974 gia đình chú thím tôi di cư sang Pháp. Chú mở hiệu thuốc ở Paris, có thím phụ giúp, nuôi 4 con ăn học. Đến nay 4 người em họ tôi đều đã an cư lạc nghiệp, lập gia đình, sinh con. Tất cả các cháu đều là Việt Nam 100%. Khi tôi sang Paris, chú đã nghỉ hưu, giao lại hiệu thuốc cho con trai thứ quản lý. Những chuyện đó khi gặp tôi mới được biết. Còn thì trước đây, khi lớn lên, qua bố mẹ tôi, tôi chỉ biết mình có một người chú làm dược sỹ trong Nam. Như thế đã đủ để có một 乬vết乭 trong lý lịch, mà cho đến khi vào đại học, mỗi lần khai tôi lại phải viết 乬chú đã trốn đi Nam, đến nay không có liên hệ乭.            

            Tôi giành tất cả các ngày cuối tuần để đi chơi Paris, lên tháp Eiffel, thăm Louvre, musée d乫Orsay, bảo tàng Marmottan, Trung tâm Georges Pompidou, bảo tàng Picasso, đồi Monmartre, điện Versailles, v.v. Ở Louvre tôi vội vã đi tìm nàng La Joconde huyền thoại. Trái với những gì tôi nhìn thấy trong các album và phiên bản tranh đắt tiền, bản gốc trông bé nhỏ, tối tăm vì bị che kính và lại treo trong một chỗ không sáng lắm để bảo vệ. Tôi phải len mãi mới vượt qua được đám đông du khách mà phần lớn là người Nhật đang xúm xít trước bức tranh, để lại gần dí sát mắt coi thử. Mặt nàng Mona Lisa vàng vàng, như có khói đen che phủ ở trên. Quan sát của tôi không được lâu, vì chốc chốc tấm kính che lại lóe lên phản chiếu ánh đèn flash từ máy ảnh của một du khách nào đó sau lưng tôi chụp trộm bất chấp quy định của bảo tàng cấm chụp ảnh dùng đèn.

 

             

Lâu đài Chenonceau (trái) và Chambord (phải)

 

Một ngày thứ Bảy đẹp trời, ông Nguyễn lái xe hơi đưa cả tôi và chú thím tôi đi thăm vùng lâu đài sông Loire - một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất nước Pháp, ở về phía nam Paris. Xe 乬Peugeot乭 của ông Nguyễn chạy vù vù trên xa lộ. Lần đầu tiên trong đời tôi được ngồi xe hơi chạy trên đường cao tốc. Thím tôi thỉnh thoảng lại nói: 乬Ái chà, xe kia nó còn đi nhanh hơn mình!乭 khi có chiếc xe nào đó phóng vượt lên phía trước bên trái chúng tôi. Dần dần các toà lâu đài hiện ra xa xa trên những cánh đồng xanh lục trải dài tít tắp bên dòng sông Loire lấp lánh dưới ánh mặt trời. Chúng tôi thăm hai tòa lâu đài là Chenonceau và Chambord, rồi dừng xe ăn trưa tại một restaurant. Đến phần tráng miệng, người phục vụ mang ra một mâm pho-mat rất nhiều loại để chúng tôi chọn. Thấy tôi lúng túng, ông Nguyễn hóm hỉnh nói: 乬Pho-mat nặng mùi mới ngon đấy nhé!

            Thấm thoắt ngày về cũng đã đến. Tôi bắt tay chú, ôm hôn thím tại sân ga rồi lên tàu. Tàu chuyển bánh rồi tôi thấy chú thím vẫn còn đứng trên sân ga vẫy tay theo tôi. Tàu chạy về phía Đông. Ánh mặt trời dần dần biến mất nhường chỗ cho các đợt gió dài cuốn theo tuyết ướt bay sàn sạt trên mặt ruộng. Một tháng trôi qua như một giấc mơ. Chỉ có những bức ảnh chụp những ngày tôi ở Paris nhắc cho tôi biết đây là chuyện có thực. Thế là 60 năm sau bài thơ của Mayakovsky, tôi mở cặp lấy giấy bút võ vẽ viết bài thơ sau đây trong lúc tàu chạy trên đất Ba Lan:

 

Về đây lạnh lẽo vô cùng,

Gió xanh thổi trắng một vùng tuyết rơi.

Nhìn nơi thăm thẳm xa xôi,

Paris hoa lệ chân trời ngàn mây.

Nhớ nhà chú thím Créteil

Bên bàn đầm ấm xum vầy hôm nao;

Nhớ tòa tháp sắt cao cao,

Chú cùng thím đứng bên đào trổ bông;

Nhớ xanh xanh biếc cánh đồng,

Đường êm xa lộ, dòng sông, lâu đài.

Nỗi lòng ai thấu chăng ai?

Nhà ga phương Bắc và hai bóng hình.

Cũng cùng trong một gia đình

Mà nay ly tán mỗi mình mỗi phương.

Bao giờ sung sướng quê hương,

Bao giờ rộng rãi con đường Tự Do,

Bao giờ đất nước ấm no,

Anh em gặp mặt chuyện trò vui sao!

Giật mình tỉnh giấc chiêm bao,

Trong lòng để nói còn bao nhiêu tình.

                                                                             (4 tháng 4 năm 1989)

Chuyến đi đầu tiên của tôi sang một nước tư bản đã diễn ra như vậy. Tôi viết trong thư gửi cho vợ mình: 乬Paris giống như một cô gái đẹp, thấy một lần thì nhớ mãi乭.

 

Tường Berlin tháng 11/1989

 

            Bảy tháng sau khi tôi rời Paris, ngày 6 tháng 11 năm 1989 người Đông Đức mở cửa 乬tháo khoán乭 tường Berlin, để rồi đến năm 1990 họ tự tay dỡ bỏ toàn bộ bức tường đó. Nghe nói mỗi một đoạn tường cao 3m6, rộng 1m2, nặng gần 3 tấn, được rao bán với giá 359 mác Đông Đức. Ngày Giáng Sinh 25/12/1989, tại Berlin nhạc trưởng Leonard Berstein chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Berlin tấu bản Giao hưởng số 9 của Beethoven, còn có tên là 乬Bài ca cho niềm sung sướng乭 (Ode to Joy). Dàn đồng ca đã thay từ 乬sung sướng乭 (freude) trong nguyên bản lời thơ của Schiller bằng từ 乬tự do乭 (freiheit). Tháng 10 năm 1990 nước Đức hoàn toàn thống nhất.

            Mồng 1 Tết năm 1990 tôi trở về Hà Nội, sau 11 năm sống ở Nga. Năm 1991 Liên bang Xô Viết tan rã.

 

 

2.   Anh乧

 

乬Life's but a walking shadow, a poor player
That struts and frets his hour upon the stage
And then is heard no more: it is a tale
Told by an idiot, full of sound and fury,
Signifying nothing.乭

 

(Cuộc đời chẳng qua chỉ là một cái bóng  đi đi lại lại, một diễn viên đáng thương

Huênh hoang và run sợ trên sân khấu

Rồi sau đó không còn nghe thấy gì nữa: Đó là một câu chuyện

Được kể bởi một thằng ngốc, ồn ào và giận dữ,

Không có nghĩa lý gì hết.)

 

trích từ 乬Macbeth乭

W. Shakespeare (1564 – 1616)

 

 

 

Hơn 15 năm đã trôi qua kể từ chuyến Tây du lần đầu tiên ấy của tôi. Trong thời gian đó nghề vật lý đã đưa tôi tới nhiều quốc gia. Trong thời gian đó chữ 乬Tây乭, từ chỗ dùng để chỉ Pháp, hay châu Âu, nay đã được mở rộng để chỉ tất cả những nước tư bản phát triển. 乬Đi Tây乭 ngày nay bao gồm cả đi Mỹ và đi 乧 Nhật Bản vốn là một trong các xứ sở của dân da vàng chúng ta. Trong thời gian đó thế giới và con người đã đổi thay rất nhanh. Từ chỗ bị chia làm 2 phe đối đầu, thế giới tập trung vào chống khủng bố. Những đoán mò kiểu như 乬thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của sinh học乭, v.v. té ra sai trật khấc hết cả. Khoảng 10 năm trở lại đây internet xuất hiện kéo theo cuộc cách mạng về công nghệ thông tin. Chiếc máy tính cá nhân đầu tiên tôi mua khi vừa mới sang Nhật năm 1994 có tốc độ CPU chỉ 60 MHz, mà giá tới ngót 4 ngàn USD. Hôm nay tôi đang ngồi gõ những dòng chữ này trên một laptop có tốc độ CPU nhanh gấp 25 lần, mà giá tiền chỉ bằng 1/3. Tất cả các gia đình thích hoà mạng ở Nhật đều đã 乬sa-yô-na-ra乭 (tạm biệt) modem từ lâu để chuyển sang dùng kết nối ADSL với tốc độ truyền tới 54 Mbps (megabits/giây), tức là nhanh 乬dã man乭 luôn, 24/24, vô tư thoải mái, chứ không như cái kiểu mỗi lần tải xuống lại phải trả thêm tiền theo kilobytes. Dịch vụ này chỉ hết khoảng 40 USD mỗi tháng. Mọi tin tức sốt dẻo, kiến thức kim cổ chỉ cách bạn một 乧 cái nhấn chuột. Loại thư bỏ phong bì trước kia mất từ 2 tuần lễ đến cả tháng trời mới đến được tay người nhận nay có tên là 乬thư sên乭, chỉ còn được dùng khi cần các bản gốc, hay bút tích. Còn thì người ta dùng thư điện tử (e-mail) hết cả. Chỉ sau vài giây thư của bạn có thể tới bất kỳ điểm nào 乧 hòa mạng trên thế giới. Con người ngày nay nhiều khi không tưởng tượng mình sẽ sống thế nào nếu không được 乧 nối mạng. Những người làm khoa học như tôi không mấy ai còn dùng giấy bóng (transparencies) và máy đèn chiếu trong khi thuyết trình nữa. Hầu hết soạn bài của mình bằng Microsoft PowerPoint (vẫn lại là Microsoft của đại tỉ phú Bill Gates!), ghi vào một que nhớ USB to bằng cái bút máy và lên đường. Đến giảng đường, chỉ cần cắm que nhớ vào PC ở đó là voilà! PC nối với máy phóng chiếu hình thẳng lên màn ảnh, vuông vắn, sắc nét, đẹp đẽ, lại cử động được như trong phim vậy.

            Các lãnh sự quán cũng hòa mạng theo. Nhiều lãnh sự quán nhận làm visa trực tuyến trên internet. Còn bình thường thì tất cả các 乬phom乭 (form) đều có thể điền và in ra từ internet, sau đó mang đến lãnh sự quán để làm visa. Đăng ký hội nghị, đặt khách sạn, trả tiền, v.v. tất cả đều được làm trên mạng, và nhiều khi bắt buộc phải làm trên mạng.

            Lãnh sự quán Anh quốc ở Tokyo cũng vậy. Trước khi đến làm visa, tôi cũng đã có một lần hân hạnh được mời đến toà đại sứ nước này dự lễ phong Hiệp sỹ cho một vị giáo sư danh tiếng người Nhật, mà tôi từng cộng tác nghiên cứu vật lý khoảng 10 năm nay. Trong một đại sảnh rộng lớn với nhiều đèn chùm rực rỡ, được trang trí bằng nhiều tác phẩm hội họa hiện đại treo trên tường, tôi thấy ông đại sứ Anh quốc mặc triều phục áo đuôi én, hai hàng khuy đồng trước ngực, vai đeo lon có ngù kim tuyến, hông đeo gươm. Ông ta cao to hơn tất cả các khách trong phòng tối hôm đó. Bây giờ khi nhớ lại, tôi cứ thấy ông ta giống như một con công.

Cuối năm ngoái tôi nhận được giấy mời thuyết trình tại hội thảo về cấu trúc hạt nhân, vật lý thiên văn và phản ứng tổ chức tại Đại học Tổng hợp Surrey ngay sau Tết dương lịch 2005. Tôi đến Lãnh sự quán Anh làm visa – visa đi nước tư bản thứ 11 trong danh sách của tôi. Bây giờ tôi chỉ phải xin phép một nơi duy nhất là viện nghiên cứu vật lý hoá học Nhật bản (viện RIKEN). Cụ thể hơn, tôi chỉ phải báo việc đi công tác với ông giám đốc Trung tâm máy gia tốc của RIKEN nơi tôi hiện làm việc từ 10 năm nay. Thông thường ông ta đồng ý sau vài ngày 乬ngâm cứu", nhưng cũng nhiều khi ngay trong ngày. Mọi chi tiết còn lại như tính tiền công tác phí để chuyển vào tài khoản của tôi ở ngân hàng, v.v. do cô thư ký làm hết, mà làm rất nhanh, luôn luôn vui vẻ. 乬It乫s my job.乭 (Đấy là việc của tôi) – ta nói.

Tôi đã nhận xét ở trên là có thể thấy được trình độ văn minh của một quốc gia qua cách làm việc của tòa lãnh sự. Tòa lãnh sự Anh ở Tokyo cũng không nằm ngoài quy luật đó. Họ có 2 bàn để tiếp khách. Nói cho đúng hơn thì phải gọi là phòng, vì có cửa kính ngăn với phòng đợi. Khách ngồi ngoài chỉ có thể nhìn thấy mà không nghe thấy nhân viên lãnh sự nói gì với người đang xin visa. Nhân viên tiếp khách là hai cô gái Nhật nói tiếng Anh như người chính quốc, rất nhẹ nhàng, lịch sự. Chỉ khi có việc gì phức tạp mới thấy một đàn ông người Anh 乬trạc ngoại tứ tuần, râu mày nhẵn nhụi áo quần bảnh bao乭 từ phía trong bước ra giúp các cô giải quyết. Thông thường xin visa các nước phải mất khoảng từ 1 tuần đến 10 ngày. Visa đi Mỹ trước kia có khi 乬xơi乭 cả tháng. Thế nhưng đối với visa đi Anh thì kết quả thật không ngờ: Sáng nộp đơn, chiều được ngay! Đặt vé máy bay lại còn dễ hơn, vì hãng du lịch làm cho từ A đến Z, chiều ý bất cứ thay đổi nhỏ nào của khách như ngày giờ bay v.v. Sau đó họ gửi hoặc mang vé đến tận nơi. Lấy vé rồi mới trả tiền. Có khi đi về rồi mới trả tiền cũng vẫn O.K.! Tôi có một ông 乬hãng du lịch乭 như vậy. Đi công tác nước nào tôi cũng đặt vé qua hãng ông ta. Thỉnh thoảng ông ta còn tặng gia đình tôi vé đi xem hòa nhạc. Dịp cuối năm nào ông ta cũng đều không quên mang lịch tường, lịch bàn in hình các mỹ nữ năm châu đến tận phòng làm việc của tôi ở RIKEN để tặng. Chưa bao giờ tôi phải than phiền vì dịch vụ của ông ấy.

Internet cũng đã 乬cứu nguy乭 cho tôi khi chuyến máy bay của hãng British Airway (BA) sang London bỗng dưng xuất phát chậm 2 tiếng rưỡi, chẳng rõ vì lý do gì! Hôm đó là 4 tháng 1 - ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Năm Mới ở Nhật. Sân bay Narita đông nghịt, xếp hàng check-in rồng rắn. Cô nhân viên tại quầy check-in của BA niềm nở xin lỗi và giới thiệu rằng sẽ có dịch vụ 乧 uống giải khát và đánh fax hoặc telex miễn phí báo tin cho người ra đón là máy bay đến chậm. Nước giải khát miễn phí thì quả là chuyện vặt, nhưng dịch vụ báo tin thì thật quan trọng. Nếu không tôi sẽ có nguy cơ phải tự xoay sở lấy khi đến London, vì đại học Surrey còn cách London 50 km. Vì vậy tuy là cô nhân viên đã ghi lại số fax của ban tổ chức hội nghị, tôi vẫn chưa cảm thấy an tâm. May thay, sau khi qua cửa kiểm tra hộ chiếu để ra cổng đợi lên máy bay, tôi thấy một khu vực nối internet. Những điểm nối mạng như vậy ngày nay sân bay quốc tế lớn nào cũng có. Ở sân bay Narita chỉ cần 100 yên thì có thể dùng Internet được 10 phút. Nhờ vậy tôi đã gửi được e-mail cho ban tổ chức hội nghị, thông báo mình sẽ đến London muộn 2 giờ rưỡi.

Từ Tokyo sang London máy bay bay mất 12 giờ 25 phút. Giờ London muộn hơn giờ Tokyo 9 tiếng. Trên máy bay, thấy có concerto của Liszt do một nghệ sỹ piano trứ danh biểu diễn trong chương trình radio, tôi cắm tai nghe định nghe, nhưng bộ phận radio ở ghế tôi không hiểu sao bị hỏng. Cô chiêu đãi viên người Anh chạy đi báo người ta chữa, nhưng loay hoay một hồi mà họ vẫn không sửa được. Cô ta tỏ ra rất bối rối, xin lỗi lia lịa, và hỏi tôi có muốn đổi chỗ không. Chỗ cô ta chỉ cho tôi có mấy hành khách to béo ngồi cạnh, rất khó đi ra đi vào, trong khi chỗ tôi đang ngồi, chỉ có một cô gái Nhật thanh tú ngồi kề. Lẽ dĩ nhiên là tôi từ chối đổi chỗ. Tôi đọc truyện ngắn của Cao Hành Kiện và xem phim. Cũng có vài phim hay, xong truyện Cao Hành Kiện hay hơn phim乧Đó là những câu chuyện về thời cách mạng văn hóa ở Trung Quốc, đầy oái oăm. Số phận của từng cá nhân con người, nhất là trí thức, bị coi như cỏ rác. Tôi cũng có vài người bạn đồng nghiệp Trung Quốc. Trong số họ có những vị giáo sư già, nay đã nghỉ hưu và một số giáo sư trẻ, mới được phong khi họ vừa làm xong thực tập sau tiến sỹ, tức chỉ độ ngoài 30 tuổi. Lý do đơn giản là cách mạng văn hóa ở Trung quốc đã tạo nên một khoảng trống lớn. Giới trí thức thiếu hẳn một thế hệ kế cận. Các ông giáo sư già tôi quen thường có tác phong khiêm tốn. Dường như nỗi sợ sệt xưa kia vẫn còn dư âm lại trong họ. Các cậu giáo sư trẻ thì hãnh tiến. Một số khá vênh váo sau khi được bổ nhiệm giám đốc, viện trưởng. Có cậu có đến hàng chục học trò. Tôi hỏi: 乬Cậu làm thế nào hướng dẫn được tất cả học trò của cậu?乭. Cậu ta trả lời: 乬Không sao, chúng nó dạy lẫn nhau là chính!

7 giờ tối máy bay từ xứ mặt trời mọc hạ cánh tại phi trường Heathrow của London - thủ đô của xứ vẫn tự hào là mặt trời không bao giờ lặn trên quốc gia mình. Tuy nhiên hệ thống thuộc địa của Anh ngày nay đều đã là các quốc gia độc lập. Vào tháng Giêng mặt trời ở London đã lặn lúc 4 giờ chiều. Trời tối thui. Thủ tục kiểm tra nhập cảnh rất nhanh:

- Ông đến nước Anh làm gì?

- Dự hội nghị.

- Ông sẽ lưu lại bao lâu?

- Năm ngày.

- Ông đến Anh lần này là lần thứ mấy?

- Đây là lần đầu tiên.

- Chúc ông bình an.

- Cám ơn.

Khi rời khỏi nước Anh tôi còn biết thêm một chi tiết là họ hoàn toàn không có cửa kiểm tra hộ chiếu của người xuất cảnh. Cứ check-in, gửi xong hành lý, là ra thẳng cửa lên máy bay và 乬bye-bye乭. Thế là sau 25 năm sử dụng tiếng Anh tôi mới được đặt chân đến một nơi mà xung quanh tôi người ta nói tiếng Anh thứ thiệt - British English. Vừa ra đến phòng đợi tôi đã thấy ngay một thanh niên thấp béo, tay dơ cái biển đề 乬Professor N. Dinh Dang乭. Người lái xe taxi đã biết tôi đến muộn. Internet muôn năm!

 

                 

ĐH Surrey: Austin Pearce Building (trái) và khu nhà khách cho các giáo sư thỉnh giảng (phải)

 

            Đại học Surrey ở thành phố Guildford, phía tây nam London, 65 ngàn dân. Đi xe hơi, nếu không bị kẹt, mất chừng 35 - 40 phút. Khu trường khá rộng. Các tòa nhà đều mới và hiện đại. Khu ở cho các nhà khoa học giáo sư đến thỉnh giảng cũng mới được xây cất cách đây 2 năm, khá tiện nghi. Nghe nói trường này từng được Nữ Hoàng Anh tặng thưởng. Nhóm vật lý hạt nhân ở đại học này là một nhóm mạnh, có tiếng quốc tế.

            Người Anh không gọi giảng đường là 乬auditorium乭 mà là 乬lecture theatre乭. Hội thảo tổ chức tại hai lecture theatres như vậy, khá hiện đại với đầy đủ máy chiếu transparencies và cho files từ máy tính. Người châu Âu và Mỹ thường bắt đầu bài thuyết trình của mình với một câu pha trò để tất cả cười ầm lên, giảm không khí căng thẳng, và rút ngắn khoảng cách tâm lý giữa diễn giả và người nghe. Tuy nhiên phong cách đó thường không áp dụng được ở Nhật. Người Nhật cho rằng hội thảo, hội nghị, diễn văn v.v. là những việc rất quan trọng, nghiêm chỉnh. Vì thế pha trò trước khi bắt đầu hoặc trong khi đang thuyết trình ở Nhật là khá 乬nguy hiểm乭 vì hai lẽ. Một là thính giả sẽ hiểu nhầm bạn, cho là bạn không nghiêm chỉnh. Hai là thính giả không hiểu câu pha trò của bạn vì khác nhau về văn hóa. Không có gì vô duyên hơn là pha trò mà người ta không cười. Tuy nhiên một trong những câu 乬pha trò乭 buồn cười nhất lại là của một người Nhật. Nghe đâu người Nhật này được mời thuyết trình tại một hội thảo quốc tế ở nước ngoài. Anh ta biết rằng người Âu - Mỹ thường pha trò khi thuyết trình, nhưng anh ta không biết làm như vậy. Vì thế anh ta đã bắt đầu bài thuyết trình của mình như sau: 乬Tôi thành thật xin lỗi quý vị vì tôi không có truyện gì để gây cười cho quý vị cả!乭 Toàn hội trường đã lăn ra cười vì câu nói chân thành đó của anh. Trong lúc tôi đang thuyết trình, một trục trặc nhỏ cũng xảy ra. Mấy cái hình động đậy được dùng để minh họa các cộng hưởng khổng lồ trong hạt nhân của tôi bỗng dưng chuyển động như mắc chứng co giật. Tôi đành nói với khán giả: 乬Có lẽ các cộng hưởng khổng lồ của tôi còn chưa hết say máy bay!Câu nói đó cũng làm cho cả hội trường cười ầm, và sau đó trở nên chăm chú lắng nghe hơn.

            Ngoài nội dung khoa học, những người hay đi dự hội nghị thường đánh giá chất lượng hội nghị ở khâu tổ chức, bao gồm cả chương trình giải trí và đồ ăn. Các hội nghị ở các nước phát triển thường được tổ chức rất tốt vì tất cả các mặt nội dung, chương trình v.v. đều rất chuyên nghiệp. Các hoạt động giải trí cũng hấp dẫn, và đồ ăn thường sang trọng và ngon, kể cả ở Anh quốc, nơi nhiều người hay nói là đồ ăn không được hấp dẫn lắm, nhất là đối với khẩu vị của dân châu Á như tôi. Tại bữa tiệc của hội thảo lần này, chúng tôi được tham quan vườn nho ở Denbies đồng thời là nơi cất rượu vang lớn nhất nước Anh, có chất lượng đất trồng nho tương đương xứ Champagne ở Pháp. Tại đây chúng tôi được thưởng thức rượu vang và ăn thịt hươu - thịt hươu thật hẳn hoi chứ không phải thịt 乬hiêu" mà tôi đã từng 乬được ăn乭 nhiều lần trong đời! Tuy nhiên cách chế biến thịt hươu của họ khá giản dị, cũng na ná như họ làm thịt bò hầm vậy, thêm một ít cà-rốt và khoai tây non để nguyên cả vỏ bày xung quanh. Món này không gây ấn tượng gì đặc biệt cho mấy người Trung quốc. Cái 乬gu" dịu nhẹ ngay cả trong ăn uống của người Ăng-lê xem ra khác hẳn khẩu vị của các đại biểu xứ sở của Hồng Lâu Mộng.  Nghe đâu ở Thượng Hải còn có cả món ăn làm từ 乧 kiến, giá cắt cổ luôn. Hai đại biểu Ấn Độ cùng bàn thì hoàn toàn không đụng đến thịt. Họ được phục vụ món ăn riêng cho những người ăn rau.

            Chương trình văn hóa của hội thảo là một buổi đi xem Aladdin Pantomime tại nhà hát Yvonne Arnaud ở Guilford. Nhà hát này được xây dựng năm 1965 mang tên nữ nghệ sỹ Pháp Yvonne Arnaud (1890 – 1958), rất nổi tiếng ở Anh trong 46 năm liền trong cuộc đời nghệ sỹ kịch của bà. Aladdin Pantomime là một vở hài kịch nhại theo truyện 乬Alađin và cây đèn thần乭 trong 乬Một nghìn một đêm lẻ乭 . Kịch loại này -  tiếng Anh gọi tắt là Panto - rất phổ biến vào dịp Giáng Sinh và Năm Mới ở Anh, chủ yếu nhằm vào các khán giả nhỏ tuổi. Trong khi diễn các nghệ sỹ lôi kéo khán giả cùng tham gia, nói chuyện với khán giả. Có lúc họ nhảy xuống khán phòng, phun nước vào người ngồi xem. Trẻ con thích thú cười đùa ầm ĩ乧Có lẽ mọi người không ngờ rằng giữa một đám đông như vậy lại có tới 100 nhà vật lý hạt nhân cũng đang ngồi cười.

Hội thảo kết thúc. Tôi tranh thủ ngày thứ Bảy đi London để xem bảo tàng mỹ thuật quốc gia (London National Gallery) và bảo tàng Tate Britain (Tate Britain Gallery). Đây là hai sưu tập mỹ thuật thuộc hàng nổi tiếng nhất thế giới. Từ ga Guildford đến ga Waterloo tàu chạy mất 40 phút. Giá vé khứ hồi khoảng 25 USD, tức là đắt hơn ở Nhật. Hóa ra Tokyo vẫn về một số mặt vẫn còn thua London trong kỷ lục thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Đi lại ở London bằng xe buyt và tàu điện ngầm cũng tiện. Nhiều xe buyt màu đỏ 2 tầng. Xe taxi thường có màu đen, trông cổ lỗ sĩ. Các ga tàu điện ngầm ở London có vẻ nhỏ hơn so với ở Paris hay Tokyo, nhưng không rắc rối như ở Tokyo.

 

Big Ben

 

Trời như chiều lòng người. Thay vì thời tiết u ám đặc trưng của London, bầu trời hôm nay bỗng xanh ngắt, đầy nắng với mây trắng lững lờ trôi. Tôi tản bộ qua cầu Westminster bắc qua sông Thames, đi về phía gác chuông đồng hồ Big Ben nổi tiếng - chiếc đồng hồ vĩ đại được thiết kế năm 1858 với quả chuông nặng 14 tấn và chỉ bị hỏng có một lần duy nhất vào năm 1975. Sau đó tôi rẽ phải đi dọc theo Parliament street. Trước toà nhà của chính phủ Anh ở Downing street có hai lính danh dự cầm gươm, cưỡi ngựa, đội mũ sắt mạ vàng có ngù lông đỏ, khoác áo choàng đen, cổ áo bằng dạ đỏ chói, chân đi ủng da, đứng gác hai bên. Một người thứ ba đứng dưới đất, giữa cửa chính. Cả ba đều đứng như ba pho tượng, mặc cho các khách du lịch chạy đến nhí nhố chụp ảnh xung quanh. Nhiều khách còn túm lấy dây cương ngựa để chụp ảnh, làm con ngựa thấy bất an, gõ móng lộp cộp xuống nền đá lát. Tuy vậy mặt các lính gác vẫn không hề biến sắc. Họ từ tốn kéo khẽ dây cương để con ngựa đứng đúng vào vị trí cũ.

 

         

 

London National Gallery (trái) và Tate Britain Gallery (phải)

 

Từ đường Whitehall với nhiều nhà che lấp ánh sáng, tôi tiến ra quảng trường Trafalgar. Giữa quảng trường sừng sựng cột Nelson. Cột này được dựng lên để tưởng niệm chiến thắng của vị thủy sư đô đốc lừng danh - quận công Nelson tại trận thủy chiến ở Trafalgar năm 1805. London National Gallery hiện ra trắng xóa dưới ánh mặt trời. Từ một sưu tập chỉ gồm 38 bức tranh của chủ ngân hàng John Angerstein, mà nước Anh đã đầu tư 57 ngàn bảng vào năm 1824 để xây dựng một sưu tập quốc gia cho toàn dân thưởng thức, National Gallery ngày nay là một bảo tàng khổng lồ với trên 2300 tác phẩm hội họa Tây Âu giai đoạn từ 1250 đến 1900, chiếm cả một tòa nhà vĩ đại được xây dựng năm 1931 trên quảng trường Trafalgar này. Trong các bức tranh rất nổi tiếng được trưng bày ở đây phải kể đến 乬Chân dung của Arnolfini và vợ" của Van Eyck, 乬Venus và Mars乭 của Boticelli, 乬Hai vị đại sứ乭 cuả Holbein, 乬Đức Mẹ Đồng trinh trong núi đá乭 của Leonardo Da Vinci, v.v. Cuối cùng tôi cũng đã được nhìn thấy bức 乬Vệ nữ trang điểm乭 của Velasquez. Đây là bức tranh đầu tiên tôi muốn xem khi đặt chân tới bảo tàng này. Số là cách đây 2 năm, trong dịp đi công tác tại Tây Ban Nha, tôi có ghé thăm bảo tàng mỹ thuật Prado ở Madrid. Velasquez là một trong những niềm tự hào lớn nhất của xứ sở đấu bò tót. Tượng của ông ngự trị ngay trước cửa chính của bảo tàng Prado. Thế nhưng trong các gian phòng mênh mông treo đầy tranh ông ở đây, tôi không thấy bức 乬Venus trang điểm乭 đâu cả. Tôi hỏi một bà nhân viên bảo vệ thì mới biết được địa chỉ của bức tranh này. Bây giờ nguyện vọng của tôi đã được thực hiện. Tôi đang ở trong London National Gallery, chiêm ngưỡng thần Venus của Velasquez không mảnh vải che thân nằm trước mặt. Cũng thật thú vị khi tại đây tôi có dịp kiểm chứng cho mình Picasso đã 乬đạo họa乭 của Piero della Francesca như thế nào. Chắc chắn khi danh họa Tây Ban Nha này sáng tạo ra các bức tranh phong cách 乬cổ điển mới乭của mình, ông đã bị ảnh hưởng rất mạnh bởi sáng tác của danh hoạ Ý thời Phục Hưng. Bức 乬Giáng sinh乭 do Piero della Francesca vẽ trong khoảng năm 1470 – 1475, tức là cách đây hơn 5 thế kỷ, trông thật giống một bức tranh 乬tân cổ điển乭 của Picasso. Bức 乬Lễ phong thánh cho Thánh Nicholas乭 do Paolo Veronese vẽ khoảng năm 1528 – 1588 lại có nhiều chi tiết và hòa sắc ở áo quần làm tôi liên tưởng ngay đến tranh của Delacroix (1798 – 1863) sau này. Người ta gọi đó là 乬tính kế thừa乭 trong nghệ thuật.

 

                  

 

Trong London National Gallery:

Các học sinh vào xem tranh (trái) và 乬Venus trang điểm乭 của Velasquez (phải)

 

            Bảo tàng Tate Britain trưng bày hội họa của Anh từ 1500 đến nay và hội họa hiện đại quốc tế. Năm 1897, khi Bảo tàng Tate được thành lập, toàn bộ sưu tập chỉ gồm 65 bức tranh do ông Henry Tate tặng. Ngày nay số tác phẩm đã nhiều gấp 1000 lần (65 ngàn bức), đúng bằng số dân của thành phố Guildford! Gây ấn tượng nhất có lẽ là tranh của J.M.W. Turner (1775 – 1851). Quý vị chắc đã nghe danh các họa sỹ tăm tiếng của trường phái ấn tượng (impressionism) Pháp như Renoir, Manet, Monet, Sisley, Pissaro, v.v. Cũng cần nói thêm là người sáng lập ra trường Mỹ thuật Đông Dương (MTĐD) - tiền thân của Đại học Mỹ thuật Việt Nam ngày nay - họa sỹ Pháp Victor Tardieu, vốn là một hoạ sỹ theo trường phái ấn tượng. Tranh của nhiều họa sỹ Việt Nam tốt nghiệp trường MTĐD, kể cả bức 乬Thiếu nữ bên hoa huệ乭 của họa sỹ Tô Ngọc Vân, chịu ảnh hưởng khá rõ nét của hội họa ấn tượng Pháp. Thế nhưng xem tranh của Turner, quý vị sẽ thấy tất cả các yếu tố của hội họa ấn tượng đều đã có trong tranh của ông thời kỳ cuối. Xem bức tranh 乬Mặt trời mọc乭 Turner vẽ năm 1835, tôi không thể ngăn được ý nghĩ rằng nếu Turner thêm vào tên bức tranh của mình chữ 乬Ấn tượng乭 nữa thì đó mới đích thị là bức khai sinh cho trường phái này chứ không phải bức 乬Ấn tượng - Mặt trời mọc乭 mà Monet vẽ gần 40 năm sau (1872 – 1873) .

 

                         

Bức tranh 乬Mặt trời mọc乭 của Turner (trái) và 乬Ấn tượng - Mặt trời mọc乭 của Monet (phải)

 

            Một điểm đặc biệt khác các nước tôi đã đến là các bảo tàng quốc gia ở Anh, như London National Gallery và Tate Britain Gallery, đều được tổ chức rất chu đáo để phục vụ toàn dân. Vào cửa miễn phí. Tất cả các bức tranh đều có chú giải lịch sử, nguồn gốc, v.v. khá chi tiết. Các thuyết minh viên làm việc rất chuyên nghiệp, biết nhiều thứ tiếng, phục vụ được nhiều đối tượng, kể cả thuyết minh rất giản dị và vui nhộn cho học sinh tiểu học cũng như ra hiệu bằng tay cho người khiếm thính.

            Ngoài National MuseumTate Britain Museum, tôi còn may mắn được xem một triển lãm lớn mang tên 乬Thế giới của Dali乭 trưng bầy các ký họa và tượng của đại danh họa siêu thực tại County Hall Gallery ngay bên bờ sông Thames. Tại đây lần đầu tiên tôi được nghe giọng nói của Salvador Dali phát ra từ một bộ phim về ông chiếu ngay trong phòng triển lãm. Khác với đồng hương của mình là họa sỹ Picasso nói tiếng Pháp khá chuẩn, Dali có lối phát âm tiếng Pháp mang nặng dấu ấn của người Tây Ban Nha với các âm 乬r乭 đầu lưỡi kéo dài. Phim cũng chiếu các đoạn Dali làm cái mà ở ta bây giờ đang rất thời thượng gọi là 乬nghệ thuật trình diễn乭: Maestro ngồi trước đàn piano, trên bày đầy các vật mang dấu hiệu siêu thực, và làm ra vẻ đang chơi say sưa. Thực ra, các ngón tay và cử chỉ của maestro cho thấy ngay maestro không biết chơi piano. Tiếng piano phát ra từ một máy hát.

 

 

3.   và Mỹ

 

乬Is life so dear, or peace so sweet, as to be purchased at the price of slavery and chains?

Forbid it, Almighty God! I know not what course others may take; but as for me give me liberty, or give me death!乭

 

(Liệu cuộc sống có quý giá hay hòa bình có ngọt ngào tới mức phải được mua bằng giá của nô lệ và xiềng xích?

Hãy ngăn chặn đừng cho điều đó xảy ra, hỡi Chúa Trời Toàn Năng! Tôi không biết người khác chọn con đường nào;

còn đối với tôi hãy cho tôi tự do, hoặc là cái chết)

 

Patrick Henry (1736 – 1799)

 

Vừa từ Anh quốc trở về, tôi đã lại nhận được thư mời dự một hội thảo về vật lý hạt nhân ở Mỹ. Lại phải làm visa! Không biết đến khi nào tôi mới hết phải làm visa! Bây giờ đã là khá lắm rồi, chứ cho đến năm 1998 tôi vẫn còn phải xin thị thực nhập cảnh để về thăm chính quê hương mình. Ôi, sao mà tôi mong được như mấy người Nhật như trong cái lần tôi bay từ Tokyo sang Rome! Họ chỉ cần dơ hộ chiếu là nối đuôi nhau đi qua cửa. Người cảnh sát cửa khẩu Italy thậm chí không buồn mở hộ chiếu của họ ra xem, mà chỉ phẩy tay: 乬Please go!乭 với một bộ mặt tựa như người đang ngái ngủ. Đến lượt tôi, anh ta giật mình đánh thót. Chẳng phải vì hộ chiếu của tôi 乬dễ phát nổ như quả bom乭 hay 乬đầy gai nhọn như một con nhím乭. Nó cũng chẳng 乬nguy hiểm như một lưỡi dao cạo乭. Đơn giản là vì hộ chiếu cùa tôi có màu xanh lá cây, khác với những quyển hộ chiếu màu huyết dụ của Nhật.

- Stop! Please come over here!(Dừng lại đã! Làm ơn lại đây!)anh ta nói. Thế rồi anh ta kiểm tra rất kỹ, lại còn gọi cả một đồng nghiệp khác tời bàn tán:

- Vedi, un Vietnamita dal Giappone! (Xem này, một người Việt Nam từ Nhật đến này!) – anh ta nói với đồng nghiệp bằng tiếng Ý.

Rồi anh ta gõ máy tính lạch cạch để tìm hồ sơ lưu trữ. Sau đó anh ta hỏi:

- Ah, you worked in Italy before, didn乫t you?(Có phải ông đã làm việc ở Italy trước đây?)

- Si, ho lavorato a Catania per un anno. (Đúng, tôi đã làm việc ở Catania một năm) – tôi trả lời bằng tiếng Ý.

- Oppure parla bene Italiano! (Hóa ra ông cũng nói tiếng Ý được đấy chứ!)anh ta nhìn tôi bán tín bán nghi, rồi cũng đóng dấu vào hộ chiếu.

Lúc đó quả thật tôi đã quên hết thơ của đại thi hào Mayakovsky.

            Dù thế nào đi nữa thì trước mắt tôi vẫn phải đi làm visa nếu muốn ra ngoại quốc. Lần này toà lãnh sự Mỹ lại còn yêu cầu lệ phí visa phải được trả trước qua máy tự động ATM của ngân hàng Tokyo-Mistubishi. Tôi đến chi nhánh ngân hàng đó tại thành phố tôi đang sinh sống. Hai phụ nữ nhân viên ngân hàng đứng cạnh 2 chiếc máy ATM tựa như lính danh dự trước điện Buckingham ở London. Sau khi lịch sự cúi chào khách hàng, một nhân viên tận tình hướng dẫn tôi từng bước để gửi lệ phí đến tài khoản của Toà Lãnh sự. Cho đến khi tôi nhận được biên lai từ máy, đút vào túi, bà ta lại cúi rạp xuống chào và nói: 乬Xin cảm ơn quý khách (đã ưu ái sử dụng ngân hàng của chúng tôi).乭 Đó chỉ là một trong nhiều tiện nghi, dịch vụ mà ngoại trừ nước Nhật ra, tôi không chắc một nước nào khác trên thế giới, kể cả bên Âu - Mỹ, có thể có.

            Đại sứ quán Mỹ ở nước nào cũng có vẻ giống nhau: một tòa nhà vuông đầy cửa sổ cao ngật ngưỡng, đứng chềnh ềnh tại đầu một ngã ba, bao bọc bởi hàng rào và nhiều chuớng ngại vật khác. Khoảng chục cảnh sát Nhật nai nịt đứng canh chừng rải rác đầu đường góc phố. Một hàng dài người đang từ từ chuyển dịch đi qua cửa kiểm tra vũ khí để vào đại sứ quán. Trời cũng rét nhưng vẫn còn ấm áp hơn rất nhiều so với cái ngày tôi đi xin visa quá cảnh Tây Đức ở Maxcơva 16 năm về trước. Hàng người này lại ăn mặc lịch sự và rất trật tự. Vào trong sân tòa đại sứ lại phải xếp hàng một lần nữa để đi qua cửa chiếu tia X rà soát như khi lên máy bay vậy. Trong lúc khách xếp hàng, các nhân viên lãnh sự quán người Nhật đi kiểm tra hồ sơ xin visa của từng khách. Ai làm chưa đúng họ ân cần hướng dẫn. Ai làm đúng rồi họ thu hồ sơ đem vào trong. Sau cửa kiểm tra bằng tia X, khách bước vào phòng chờ phỏng vấn.

            Phỏng vấn tôi là một người Mỹ chừng 30 tuổi, trắng trẻo, bảnh trai, sơmi, cà vạt.

- Ông là nhà vật lý?- anh ta vừa đọc hồ sơ của tôi vừa hỏi.

- Phải.

- Thế photon ánh sáng là hạt hay là sóng?anh ta đột ngột bắt đầu cuộc phỏng vấn.

- Anh muốn nó thế nào thì nó như thế. Theo cơ học lượng tử, photon có lưỡng tính vừa là sóng vừa là hạt

- Ai là người đầu tiên tìm ra điều đó?

- Louis De Broglie.

- Tốt lắm!... Ông nghiên cứu hạt nhân, vậy có nghiên cứu về các hạt quark không?

- Không, tôi nghiên cứu vùng năng lượng thấp乧

- Tức là protons, neutrons, neutrinos?

- Protons và neutrons thì có. Anh cũng biết vật lý? - tôi nói.

- Thế đã có ai tìm ra hạt neutrino chưa? Ông có biết không?- anh ta dai dẳng.

- Giáo sư Koshiba ở Kamyokande cách đây khoảng 2 năm đã được giải Nobel về vật lý vì đã 乬nhìn乭 thấy hạt neutrino – tôi nói.

- Kích thích tập thể là gì thế nhỉ? – anh ta vừa đọc được từ phần các hướng nghiên cứu của tôi.

- Đó là loại kích thích do nhiều hạt cùng tham gia tạo nên, cũng tựa như một đám đông cùng chuyển động một lúc vậy. - tôi giải thích.

- Ố, tôi thích cách liên hệ với đám đông của ông! – anh ta nói hào hứng. Rồi anh ta nhận xét:

- Ông đi nước ngoài nhiều nhỉ!

- Công việc của tôi đòi hỏi như vậy.

- Rất tốt! Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ cấp visa cho ông. Hôm nay thế là xong. Trong vòng từ 1 đến 3 tuần chúng tôi sẽ gửi visa đến địa chỉ của ông. Tạm biệt!

Theo yêu cầu của tôi,  anh ta vui vẻ ký tên và đóng dấu vào tờ chứng nhận tôi đã trả tiền lệ phí visa để viện tôi thanh toán. Tôi nhìn tên: 乬Robert K. – phó công sứ Hoa Kỳ乭.

            Tại cửa ra, người bảo vệ Nhật hỏi tôi có đồ đạc gì gửi quên chưa lấy như điện thoại di động, CD player v.v. không (những thứ khi vào phải gửi lại ở cửa soi tia X), sau đó lịch sự cúi chào. Mấy bảo vệ ngoài sân lại chào lần nữa. Khách nào về họ cũng cúi chào như vậy. Hai nền văn hóa hoàn toàn khác nhau chỉ cách nhau bởi một lần cửa kính trong suốt, nhưng là loại kính đạn bắn không thủng. Rudyard Kipling (1865 – 1936) - thi sỹ Anh đoạt giải Nobel văn học năm 1907 – đã viết trong 乬Bài thơ về phương Đông và phương Tây乭 của mình:

 

Oh, East is East, and West is West,

and never the twain shall meet乧

 

(Ôi, phương Đông là phương Đông, phưong  Tây là phương Tây,

sẽ không bao giờ hai phương gặp nhau乧)

 

Gần một thế kỷ đã trôi qua, Kipling chưa bao giờ sai.

 

Nguyễn Đình Đăng

Tokyo 28/1/2005