Gặp lại Đặng Thái Sơn

 

Nguyễn Đ́nh Đăng

 

            Chuỗi cadenza [1] lấp lánh sáng, kéo dài, ngân vang trước khi tắt hẳn ở đâu đó dưới ṿm trần pḥng hoà nhạc lớn Tokyo Suntory Hall… Gần hai ngàn con người – trong đó có cả hoàng thái tử Nhật bản - im phăng phắc theo dơi và lắng nghe Đặng Thái Sơn cùng dàn ensemble orchestral de Paris dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng người Mỹ John Nelson đang tŕnh diễn concerto No.1 của Mendelssohn đêm mùng 6 tháng 10 năm 2004.

 

 

                     

                    

Ảnh trái: Nghệ sỹ piano Đặng Thái Sơn nói chuyện với các fans sau buổi biểu diễn đêm 6/10/2004 tại Suntory Hall (ảnh phải)

 

 

* * *

 

            Cách đây vừa đúng 24 năm, vào mùa thu năm 1980 hai sinh viên 22 tuổi khoa piano  nhạc viện Tchaikovsky (Maxcơva) lên đường sang Warsaw (Balan) tham dự cuộc thi piano quốc tế mang tên Frederic Chopin lần thứ 10. Một người tên là Ivo Pogorelich, công dân Nam tư, đă nổi danh với hai giải nhất tại hai cuộc thi piano quốc tế tại Casagrande (Italia) năm 1978 và Montreal (Canada) năm 1980. Người thứ hai là một thanh niên bé nhỏ, công dân của một nước nghèo vào bậc nhất thế giới v́ vừa mới ra khỏi cuộc chiến tranh. Chàng thanh niên đó tên là Đặng Thái Sơn – cái tên hồi ấy hầu như chẳng ai biết, một người trước đó chưa hề tham gia một cuộc thi âm nhạc quốc tế nào cũng như chưa từng chơi ghép với dàn nhạc. Khi anh đến lănh sự quán Việt Nam ở Maxcơva xin phép sang Ba lan dự thi, ông cán bộ pḥng lănh sự nói: “Cố kiếm cái giải khuyến khích nhé!” Anh đến Warsaw muộn hơn tất cả các thí sinh khác, thậm chí không kịp chuẩn bị cả một bộ quần áo biểu diễn.

 

              

 

Ivo Pogorelich (ảnh trái) và Martha Argerich (ảnh phải)

 

            Dưới con mắt của những người đứng ngoài cuộc, số phận nhiều khi có những bất ngờ. Người được mệnh danh là “phù thủy của đàn piano” Ivo Pogorelich lại bị loại trong ṿng ba của cuộc thi năm đó. Việc loại Pogorelich đă khiến một thành viên hội đồng giám khảo - nữ nghệ sỹ piano bậc thày Martha Argerich, người từng tuyên bố Pogorelich là “thiên tài”- giận dữ rời bỏ hội đồng. Scandal này làm Pogorelich lập tức trở nên nổi tiếng, hơn cả tiếng tăm mà các giải thưởng của anh đă đem lại. Tuy nhiên, người đoạt giải nhất cuộc thi năm đó lại chính Đặng Thái Sơn. Hơn thế, anh “ẵm chọn” tất cả các giải đặc biệt của cuộc thi. Lần đầu tiên một người Á châu giành huy chương vàng trong một cuộc thi âm nhạc quốc tế danh tiếng ở phương Tây. Thắng lợi của Đặng Thái Sơn c̣n đặc biệt rực rỡ hơn khi người ta biết rằng quá tŕnh học piano thời niên thiếu của anh đă diễn ra trong điều kiện rất khó khăn thiếu thốn của một nước Việt Nam bị chiến tranh tàn phá. Sau này anh có kể lại những ngày đi sơ tán về nông thôn. Trường âm nhạc Việt Nam phải vận chuyển đàn piano trên một chiếc xe do trâu kéo. Các học sinh phải xếp hàng để đợi đến lượt ḿnh tập 20 phút mỗi ngày trên chiếc đàn piano xuống dây “quư giá” đó.

            Nghệ thuật rất công bằng. Những tài năng đích thực sớm muộn đều được nhận ra. Tuy nhiên, đối với nghệ sỹ biểu diễn, tài năng cần được công nhận khi người đó c̣n sống. Một họa sỹ tài năng rất có thể chết trong vô danh để đời sau chính cái nhân quần đă từng khinh rẻ và chê bai anh, sẽ ngả mũ xuưt xoa trầm trồ trước các bức tranh anh để lại, bỏ ra hàng đống tiền để mua tranh của anh. Bi kịch đó đă từng xảy ra với các danh họa như Van Gogh, Gauguin, Cézanne, Toulouse-Lautrec … Một trong các bức họa “Hoa hướng dương” của Van Gogh mà một hăng bảo hiểm Nhật bản đă bỏ ra tới 50 triệu Mỹ kim để mua về và hiện đang được trưng bày tại một bảo tàng mỹ thuật ngự trên tầng thứ 40 của một ṭa nhà chọc trời ở Tokyo là một minh chứng hùng hồn cho sự tương phản giữa thiên tài và sự ngu dốt nhưng lại háo danh không giới hạn của đám đông.

Đối với một nghệ sỹ piano tài năng th́ lại khác. Anh phải được công chúng sành âm nhạc nhiệt liệt hoan hô sau mỗi buổi biểu diễn. Thiếu tiếng vỗ tay đó anh sẽ chết như một nghệ sỹ mặc dù có thể vẫn sống như một con người. Tất cả các bậc thầy của nghệ thuật biểu diễn piano như Fréderic Chopin, Franz Lizst, Arthur Rubinstein, Sergei Rachmaninov, Vladimir Horowitz, Sviatoslav Richter, Arturo Michelangeli, v.v. đều rất nổi tiếng khi c̣n sống.

Huy chương vàng của cuộc thi âm nhạc Chopin là kết quả của niềm say mê, tài năng, và lao động nghệ thuật không mệt mỏi của Đặng Thái Sơn, và có thể cả một chút may mắn của số phận, mà chỉ đến với những ai được số phận lựa chọn.

Giải nhất cuộc thi Chopin đă khiến các pḥng ḥa nhạc danh tiếng của 40 nước trên thế giới mở rộng cánh cửa đón Đặng Thái Sơn. Anh từng biểu diễn với các dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng thế giới như Moscow Philarmonic (Nga), Leningrad Philarmonic (Nga), Montreal Symphony (Canada), BBC Philarmonic (Anh), Dresden Philarmonic (Đức), Staats-kapelle Berlin (Đức), Oslo Philarmonic (Na-uy), Warsaw National Philarmonic (Ba-lan), Prague Symphony (Tiệp), NHK Symphony (Nhật bản), Helsinki Philarmonic (Phần lan), Hungarian State Symphony (Hungaria), v.v. Tên anh được người ta nhắc đến mà không cần thêm bất cứ một học vị chức danh nào đằng trước. Các nhà b́nh luận âm nhạc dùng những thán từ đẹp nhất để ca ngợi nghệ thuật tŕnh diễn piano của anh.

Thắng lợi đó đă thay đổi không chỉ cuộc sống của anh, mà c̣n cả cuộc sống những người thân của anh, của đồng bào anh. Thật vậy, sau giải Chopin, Đặng Thái Sơn được chính phủ Việt nam trao huân chương lao động hạng nhất, được tặng danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân, được cấp một căn hộ. Bố anh – thi sỹ Đặng Đ́nh Hưng - đang lâm bệnh hiểm nghèo, lập tức được Nhà nước mời một trong những thày thuốc giỏi nhất giải phẫu và nhờ vậy đă sống thêm được 10 năm nữa. Anh tặng căn hộ lại cho bố anh, người trước đó từng phải sống nhờ dưới một gầm cầu thang. Mẹ anh - nghệ sỹ piano Thái Thị Liên, người đă sinh thành, nuôi dưỡng, và dạy dỗ anh - cũng được nhà nước phong Nghệ sỹ Nhân dân. Ở Việt Nam người ta bắt đầu thay đổi cách nh́n đối với nhạc cổ điển. Hàng loạt các gia đ́nh giàu có cho con đi học piano. Có lẽ trong số đó không ít người hy vọng lịch sử sẽ lặp lại. Các cô giáo dạy piano bỗng có nhiều học tṛ, trong khi các khoa dây như violin, cello của nhạc viện vẫn thiếu học sinh. Các buổi biểu diễn của Sơn ở Việt Nam thường chật kín người. Người có vé mời, vé mua đến xem đă đành. Người không có vé liều ḿnh leo cả ống máng nhà hát vào xem.

 

 

                                                                                                                   * * *

 

            Tôi biết Đặng Thái Sơn từ khi c̣n học ở trường phổ thông. Lần đầu tiên tôi thấy Đặng Thái Sơn chơi đàn là tại một buổi biểu diễn của trường âm nhạc Việt Nam ở Nhà Hát Lớn Hà nội, mà tôi được cô giáo dạy piano của ḿnh cho vé đi xem. Sơn đệm piano cho một người nào đó. Tôi c̣n nhớ đôi tay Sơn chơi đàn đặc biệt mềm mại. Mặc dù lúc đó họ chơi bản nhạc ǵ, sau hơn ba mươi năm tôi không thể nào c̣n nhớ nổi…

            Lần thứ hai tôi nghe Sơn chơi đàn là sau khi anh đă đoạt giải nhất cuộc thi âm nhạc Chopin. Hôm đó là ngày kỷ niệm quốc khánh Việt Nam tại một nhà văn hóa ở Maxcơva vào năm 1981. Sơn xuất hiện trên sân khấu và chơi Prélude số 24 cung Rê thứ của Chopin. Tôi nhớ măi buổi tŕnh diễn này. Những nốt rải chơi bởi tay trái vang lên mạnh mẽ, dứt khoát và lắp đi lắp lại sôi sục từ đầu đến cuối, tạo nền cho giai điệu rất hùng hồn chơi bởi tay phải. Những đoạn chạy ngón suốt dọc phím đàn và khúc chạy tay phải từ trên xuống sáng chói ở đỉnh điểm được Sơn chơi thật dễ dàng, trơn tru. Bản nhạc kết thúc bằng ba nốt Rê thấp nhất vang lên như ba phát súng, rồi tất cả ch́m vào tĩnh lặng trước khi tiếng vỗ tay của khán giả nổi lên…  Trước đó tôi chưa từng nghe prélude số 24 của Chopin. Sau khi nghe Sơn biểu diễn, tôi đă lùng t́m đĩa nhạc có prélude này. Nhiều năm trôi qua, sau khi kỹ thuật ngón tay của tôi đă khá lên tôi mới có thể tự ḿnh chơi bản nhạc đó. Đến bây giờ Prélude số 24 - c̣n có tên gọi là “Cơn băo" -  vẫn là một trong những tác phẩm của Chopin mà tôi thích nhất. Tuy sau này tôi được nghe nhiều nghệ sỹ piano trứ danh khác chơi Prélude 24 của Chopin, cảm giác của lần đầu tiên nghe Sơn chơi đó vẫn là cảm giác rất đặc biệt. Có lẽ nó cũng tương tự như t́nh yêu đầu tiên vậy…

            Tôi c̣n được nghe Sơn chơi piano vài lần nữa ở Nga. Lần cuối cùng là buổi độc tấu của Sơn vào khoảng năm 1984 hay 1985 tại Câu lạc bộ các nhà khoa học ở thành phố Dubna – nơi có viện Liên hợp Nghiên cứu Hạt nhân Nguyên tử mà tôi hồi đó đang làm luận án tiên sỹ ở đây. Sơn chơi Chopin, Debussy và cả Prokofiev. Các bravura [2] trong tác phẩm của Prokofiev đă được Sơn chơi với một kỹ thuật hoàn hảo và một cảm xúc tinh tế tới mức một khán giả Dubna đă liên tưởng các âm thanh đó với các hạt cơ bản (!) [3]…

            Sau đó tôi không có dịp nghe anh tŕnh diễn live nữa… Từ khi sang Nhật tôi thường đọc nhiều tin về các tour biểu diễn của anh trên internet, theo dơi các CD mới của anh xuất hiện tại các hiệu nhạc ở Tokyo. Một lần tôi thấy anh chơi piano qua cầu truyền h́nh trong chương tŕnh kỷ niệm 50 năm ngày sinh của nhạc trưởng Seiji Ozawa trên TV Nhật bản, mà anh là khách mời cùng với những tên tuổi khác như Mtislav Rotropovich - nghệ sỹ cello số một của thế giới. Xung quanh tôi người Nhật thích nhạc cổ điển không ai là không biết tới “Đan Tai Son” (lối phát âm tên anh của người Nhật). Tôi nghe nói anh là giáo sư mời của nhạc viện Kunitachi ở Tokyo, hàng năm sang Tokyo dạy hoặc biểu diễn vào mùa thu. Gần đây tôi được biết anh đă trở thành công dân Canada và hiện dạy piano ở Đại học Montreal.

 

 

* * *

 

            Đó là những chuyện đă qua. Bây giờ, sau gần 20 năm tôi lại được nghe anh chơi live. Lần này tôi thấy một Đặng Thái Sơn già dặn trong phong cách, hoàn hảo về kỹ thuật, tinh tế về cảm xúc, và rất tự tin ung dung chơi nên những nốt nhạc tuyệt diệu. Một bản nhạc chơi hay cũng giống một bức tranh đẹp: đầy màu sắc, tương phản, nhưng lại hài ḥa. Khác với lối chơi của trường phái piano Nga đôi khi thường “phang” thật mạnh các nốt “forte” [4], lối chơi của Sơn tạo nên các nốt “forte” mượt mà, các nốt “piano” và  “pianissimo" [5] rất nhẹ êm khiến tương quan giữa chúng với các nốt “forte” vẫn được duy tŕ. V́ thế, toàn bộ bố cục vẫn giữ đủ độ tương phản… Đôi bàn tay anh vẫn tuyệt đẹp như xưa, trắng như đá cẩm thạch - thứ đá Michelangelo đă dùng để tạc nên tượng David. Đôi bàn tay ấy lướt trên phím đàn như sóng biển vuốt ve bờ cát. Âm thanh như phát ra từ những ngón tay của anh chứ không phải từ phía trong chiếc đàn Steinway. Gịng âm thanh long lanh như chuỗi hạt kim cương tuột ra lăn xuống từ những phím đen và phím trắng…

            Sau buổi ḥa nhạc tôi và vợ vào hậu trường sân khấu để gặp anh. Chúng tôi phải chờ mất một lúc v́ các phóng viên đă đăng kư trước vào phỏng vấn. Khách chờ gặp Đặng Thái Sơn xếp thành hàng ngoài hành lang. Trong lúc đứng chờ tôi có dịp ngắm các bức h́nh treo trên tường chụp các nghệ sỹ piano trứ danh từng biểu diễn ở pḥng ḥa nhạc tăm tiếng này. Tôi nhận ra Maurizio Pollini, Martha Argerich, Vladimir Ashkenazy, Krystian Zimmerman, Evgeny Kissin, Stanislav Bunin, …. Mỗi nghệ sỹ đều được thợ ảnh chớp lấy trong một tư thế say sưa cao trào: tay vung cao hoặc mắt ngước nh́n lên trên không trung, vẻ đầy mơ mộng, đau khổ…Cuối cùng th́ chúng tôi cũng gặp được Sơn. Chúng tôi không nói chuyện được nhiều v́ có nhiều khách muốn gặp anh. Anh vẫn tươi cười, trẻ trung, và dễ gần như xưa. Anh giới thiệu chúng tôi với những người bạn khác của anh, ôn lại những kỷ niệm từ thời chúng tôi c̣n nhỏ ở Hà Nội. Chúng tôi chia taỵ. Anh nói sẽ gọi điện cho tôi, c̣n tôi hẹn sẽ gửi tặng anh quyển album tranh vẽ của tôi mới xuất bản.

Tôi tưởng với chương tŕnh biểu diễn dày đặc ở Nhật như vậy, anh sẽ chẳng c̣n thời giờ gặp lại chúng tôi: Anh chỉ ở Nhật đến đầu tháng 11 c̣n tôi thi lại phải xuất dương dự một hội nghị vật lư vào tuần cuối cùng của tháng 10. Nào ngờ một cơn băo lớn tràn vào nước Nhật. V́ lư do thời tiết, lịch biểu diễn của Sơn có thay đổi. Anh đă gọi điện và chúng tôi hẹn gặp tại một nhà hàng Việt Nam ở Shibuya ngày 16 tháng 10 ngay sau khi anh vừa từ Sapporo biểu diễn trở về. Tối hôm đó, chúng tôi đă chuyện tṛ hơn 2 tiếng đồng hồ đồng thời thưởng thức các món ăn quê hương, có cả nem rán, rau muống xào và phở gà mà Sơn khen ngợi. Qua lời bà Teruko Hakuta – giảng dạy piano tại nhạc viện Kunitachi, một người bạn của Sơn – tôi được biết Sơn c̣n là người luôn quan tâm giúp đỡ sự phát triển của âm nhạc cổ điển tại Việt Nam - những thông tin trước kia tôi cũng đă từng nghe báo chí nói tới. Tôi thực sự xúc động khi nghe Sơn và bà Hakuta kể chuyện họ đă vận động như thế nào để tặng cho Việt Nam chiếc đại duơng cầm biểu diễn Steinway đầu tiên. Nhóm của bà Hakuta c̣n tặng nhiều sách nhạc cho Nhạc viện Hà Nội. Sơn kư tặng tôi 2 CD mới của ḿnh lần đầu tiên xuất bản tại Việt Nam. C̣n con trai tôi – đă học piano 11 năm nay - lấy làm sung sướng được nói chuyện với “maitre” và được “maitre” tặng chữ kư về treo tường.

 

* * *

 

            Chia tay anh, tôi chúc Sơn tiếp tục nhận được nhiều tiếng vỗ tay và tiếng kêu “bravo" của thính giả sau mỗi buổi biểu diễn. Anh cười và trả lời: “Được nhiều người vỗ tay th́ cũng thích, nhưng sự đánh giá của đồng nghiệp và những người am hiểu mới là điều quan trọng”. Tôi hiểu rằng sự đánh giá đó chỉ giành cho những tài năng thực sự, luôn lao động nghệ thuật không mệt mỏi như Đặng Thái Sơn.

 

Tokyo 17  tháng 10 năm 2004

 

 

 

Chú giải:

 

[1] cadenza: đoạn nhạc độc tấu rất đẹp ở gần phần cuối của một chương, thường không có phần đệm.

 

[2] bravura: đoạn “trổ" kỹ thuật biểu diễn, thường là rất nhanh và phức tạp.

 

[3] hạt cơ bản: các hạt cấu thành của vật chất mà không phân chia hay thay đổi được.  Trước năm 1932 các hạt cơ bản bao gồm proton, neutron và electron. Sau đó các hạt positron, neutrino, và pion đă lần lược được phát hiện. Ngày nay khoa học biết rằng proton, neutron, pion chỉ là 3 trong họ các hạt hadron (meson và baryon). Các meson được tạo thành bởi một hạt quark và một phản hạt quark. Các baryon được tạo bởi 3 hạt quark - tên gọi của hạt nhỏ nhất tạo nên vật chất. Ngày 5 tháng 10 năm 2004 vừa qua (tức là trước buổi biểu diễn tại Suntory Hall của Đặng Thái Sơn một ngày) ba nhà vật lư Mỹ là Gross, Politzer và Wilczek đă được trao giải Nobel vật lư về phát minh ra tiệm cận tự do trong lư thuyết tương tác mạnh nhờ đó mà các hạt quarks chỉ đạt tới trạng thái tự do khi chúng rất gần nhau.

 

[4] forte: mạnh

 

[5] piano: nhẹ, pianissimo: nhẹ nhất