_____________________________________________
Phát biểu
của giáo sư Akito Arima
thượng nghị sỹ, nguyên bộ trưởng
văn hóa – giáo dục – khoa
học – công nghệ Nhật Bản
tại buổi khai mạc triển lãm
cá nhân tranh
sơn dầu của
Nguyễn Đình Đăng
5 tháng 10 năm 2001, Sun Azalea
Exhibition Hall, t/p Wako, Saitama, Nhật
Bản
Ngài Đại
Sứ Vũ Dũng
và Phu nhân,
Ông Arai, phụ
trách trung tâm phát triển
văn hóa thành
phố Wako,
Tiến sỹ
Nguyễn Đình Đăng,
Quý ông,
quý bà,
Tiến sỹ Nguyễn Đình Đăng là cộng sự gần gũi nhất của tôi. Nhờ cộng tác liên tục với ông Đăng mà hàng năm tôi có thể tiếp tục công bố các công trình nghiên cứu khoa học ngay cả sau khi tôi lên làm bộ trưởng văn hóa – giáo dục – khoa học – công nghệ, và bây giờ thì làm nghị sỹ quốc hội.
Ông Đăng là một thiên tài. Vừa là một nhà vật lý nổi tiếng quốc tế, ông lại còn biết nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Italia, tiếng mẹ đẻ Việt Nam,c (Quay sang Đăng hỏi): Ông còn nói được tiếng gì nữa nhỉ? (Mọi người cười) Nhưng ông ấy không nói được tiếng Nhật (*)! Vì thế, tôi có thể nói người Nhật chúng ta cũng là những thiên tài vì chúng ta có thể nói được thứ tiếng khó đến như vậy! (Mọi người cười)
Tôi biết hai nhà vật
lý danh tiếng
của Nhật cũng từng vẽ
tranh là tiến sỹ Torahiko Terada và tiến sỹ Minoru Oda. Tuy nhiên họ coi hội
họa chỉ như
một trò tiêu
khiển, có tác dụng giúp
họ thư
giãn giảm căng thẳng của
nghiên cứu khoa học và
các trách nhiệm hành chính
nặng nề. Tranh của họ không thể
nào đem ra
so sánh với tranh của ông
Đăng được. Ông Đăng coi hội
họa như nghề
nghiệp thứ hai của mình.
Tranh của ông Đăng
hơn hẳn kể
cả về giá
trị nghệ thuật cũng như
trình độ chuyên nghiệp. Tôi nghĩ rằng
không có một câu trả
lời dễ dàng
cho câu hỏi:
gMột nhà vật lý có
thể đồng thời làm họa
sỹ được không?h
Trong trường hợp của
ông Đăng, tôi có thể
nói rằng ông ấy chắc
sẽ là một
họa sỹ lớn
trong khi đã là một
nhà vật lý
xuất sắc. Vì thế, tôi
khuyên ông Đăng như sau:
gĐừng bao giờ làm chính
trị hay quản lý vì những
thứ đó sẽ
lấy hết thì
giờ của ông!h
(Mọi người cười)
Tôi thích hội họa siêu thực. Một trong các họa sỹ mà tôi thích là họa sỹ siêu thực Paul Delvaux. Tranh của ông Đăng cũng là tranh siêu thực. Một số tác phẩm chịu ảng hưởng của Salvador Dalí, như bức gLời báo tinh vẽ cảnh thiên thần Gabriel báo tin cho Đức Bà Maria về sự giáng sinh của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, trong các tác phẩm của ông Đăng, chúng ta còn thấy được sự kết hợp giữa văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp mà có lẽ ông Đăng đã thừa hưởng được từ gia đình mình, với văn hóa Á Đông, đặc biệt là của Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử.
Các bức họa của ông Đăng cũng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta - những con người từ các đất nước khác nhau, thuộc các nền văn hóa khác nhau - cần phải và có thể chung sống hòa bình với nhau.
Cuối cùng tôi chúc triển
lãm của ông
Đăng thành công lớn. (Mọi người vỗ tay)
____________________________________________________________________________________
Giáo sư Akito Arima
(trái) phát biểu bằng cả
tiếng Anh và tiếng Nhật
(*) Chú
thích năm 2005: Sau hơn 10 năm
sống tại Nhật đến nay tôi
(N. Đ. Đ)
đâ có thể
nói được tiếng Nhật.